I. SƠ LƯỢC VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM:
Ẩm thực hay nói đơn giản là ăn và uống vốn là chuyện hằng ngày, rất gần gũi và cũng rất đời thường. Nhưng mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm với những mức độ khác nhau. Ngày từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trọng việc ăn uống, thế nên tục ngữ mới có câu:có thực mới vực được đạo, ăn coi nồi, ngồi coi hướng, học ăn, học nói, hóc gói, học mở.. Ngày nay, khi cuộc sống một ngày phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên hoàn thiện hơn, vượt ra khỏi thế giới. Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát tương đối phổ thong trong cộng đồng người Việt. Việt Nam là nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra làm 3 miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính các đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng-miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực VN phong phú, đa dạng. Ẩm thực còn đặc trưng với sự phối trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ ( gia vị ) để chế biến món ăn rất phong phú.