Bắc Trung Bộ
Vùng Bắc Trung bộ gồm có 6 tỉnh:
1. Thanh Hóa
2. Nghệ An
3. Hà Tĩnh
4. Quảng Bình
5. Quảng Trị
6. Thừa Thiên – Huế
Vị Trí:
Bắc trung bộ là phần phía
bắc của Trung Bộ Việt Nam,
có địa bàn từ Nam
dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân. Phía bắc giáp với vùng kinh tế đồng bằng
Sông Hồng, phía tây giáp CHDCND Lào, phía nam giáp vùng kinh tế Nam Trung Bộ và
phía đông là biển Đông.
Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, hải
đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng và phong phú,
có các đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên địa hình
phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động.
1.Vị trí
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội
150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba
tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp
tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ
2. Địa hình:
Thanh
Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:
-
Vùng núi và Trung du.
-
Vùng đồng bằng được bồi tụ bởi các hệ
thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Đồng bằng Sông Mã có diện tích
lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.
-
Vùng ven biển có địa hình tương đối
bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông, có những vùng đất đai rộng
lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp,
dịch vụ kinh tế biển.
3. Khí hậu:
Thanh
Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.
4. Đặc trưng văn hóa ẩm
thực Thanh Hóa
Nhắc
dến Thanh Hóa người ta không thể không nhắc đến đặc sản nổỉ tiếng đó là nem
chua và bánh gai Tứ Trụ.
a.
Nem
chua:
Nem chua Thanh Hóa là món ăn nổi tiếng, là niềm tự hào của
người dân nơi đây. Món này được chế biến hết sức kỳ công, qua nhiều công đoạn
kỹ lưỡng, từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi đóng gói sản phẩm.
Vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà gia vị tạo nên hương thơm khó
quên của món nem chua xứ Thanh. Người Thanh Hóa tự hào với bạn bè nơi nơi vì có một thứ quà
không phải nơi nào cũng cứ học là làm được, mà nó được truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua nhiều năm nay. Chính vì vậy, nem Thanh Hóa vẫn chưa bị mất đi hương vị vốn có từ xưa.
Nem
chua Thanh Hoá không cần nấu, xào hay luộc mà chỉ đơn giản từ giò sống và bì
lợn luộc cùng gia vị là đủ. Giò sống nhất thiết phải từ thịt nạc, ngon, tươi,
không dính gân. Cho thêm một chút gia vị, mì chính, đặc biệt là hạt tiêu, thiếu nó sẽ không có cái cay cay đầu lưỡi. Lá đinh lăng cũng là một thành phần không thể thiếu giúp tạo mùi vị hấp
dẫn của nem
chua. Công đoạn tiếp theo phức tạp hơn là gói nem.
Tước lá chuối khoảng 3 đến 4 cm, xếp gọn lên nia hoặc rổ rá, lạt buộc phải mềm,
dẻo, sợi to nhỏ tuỳ theo kích thước của nem.
Từng miếng nem
nhỏ khoảng gấp đôi quân cờ được gói bằng nhiều lớp lá chuối xanh. Nem
chua Thanh Hóa được gói rất cẩn thận và xâu vào nhau trông rất thích mắt.
Khi ăn, chấm với tương ớt là hợp lý nhất. Vị thịt của nem
chua rất lạ. Vừa có cái gì đó chua chua của thịt lên men, vừa ngọt ngọt, đậm đà gia vị, vừa giòn giòn, hương thơm khó quên của thịt trộn tiêu với
lá đinh lăng nữa.
Vì sao nem chua lại gói bằng
nhiều lá chuối như vây? Người ta giải thích rằng chuối như một "chiếc áo
sinh học" bảo vệ nem rất tuyệt, chống lại các vi khuẩn gây hại và không bị
lấy mùi vào thịt như gói bằng các lá khác. Nên ta hay dùng lá chuối để bó giò,
gói bánh, nướng cá, nút chai, gói xôi...là vậy.
Đó quả là một cách khoa học và độc đáo.
Đó quả là một cách khoa học và độc đáo.
Nem chua được chấm tương ớt ăn hay làm đồ nhậu khi uống bia
hay ăn không.
II. Nghệ An
1. Vị trí địa lý:
Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước
Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 18033' đến 20000' vĩ độ Bắc
và từ 103052' đến 105048' kinh độ Đông.
Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, nam
giáp tỉnh Hà Tĩnh, tây giáp nước bạn Lào, đông giáp với biển Đông.
Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi,
thung lũng. Độ dốc thoải dần từ đông bắc xuống tây nam. Hệ thống sông ngòi của
tỉnh dày đặc, có bờ biển dài 82 km.
Nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây -
Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
3. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Nghệ An:
Đến với Nghệ An
bạn sẽ thấy có rất nhiều món ăn đặc trưng như: cháo lươn Vinh, tương Nam
Đàn, cà pháo, kẹo cu đơ,nhút Thanh Chương. Chả tươi, bánh đúc Nam Đàn, cơm nam,
ốc xào…
a. Cháo
lươn Vinh:
Đến Nghệ An đi trên đường phố đâu đâu
cũng thấy tấm biển “Cháo lươn” như “mời mọc”…
Không chỉ
người dân ở đây thích ăn cháo lươn, mà tất cả những du khách từ nhiều nơi đến
Nghệ An đều thích món ăn này. Để ăn cháo lươn các bạn đến các phố: Trần Phú,
Phan Đăng Lưu, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Phan Chu Trinh, Lê Mao, Quán Bàu…
đây là những phố bán cháo lươn ngon nhất ở Vinh. Cháo lươn Vinh rất đặc biệt
được nấu bằng gạo trắng thơm, lươn xào mềm.
Cách ăn Cháo lươn của người Nghệ An:
cháo trắng được nấu riêng múc ra bát rồi bỏ lươn chan nước súp xào màu vàng rồi
ăn nóng.
Vinh trong những ngày đông se lạnh
hay dịp Tết lất phất mưa bay mà được thưởng thức bát cháo Lươn xứ
Nghệ...bốc khói nghi ngút sẽ cảm thấy tràn trề sung sướng và nhớ mãi.
b. Nhút Thanh Chương:
Ở xứ Nghệ có
nhiều nơi làm nhút, nhưng nơi làm nhút phổ biến và ngon hơn cả là ở huyện Thanh
Chương.
Nghề làm nhút
ở Thanh Chương có từ lâu đời, là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình.
Vật liệu để làm nhút gồm có mít xanh và muối trắng. Mít xanh, loại ương ương
càng ngon. Mít đang ở trên cây, người ta hái xuống, gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho
hết nhựa rồi bỏ vào nong hoặc nia, dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Sau
đó cho muối trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối
cùng bỏ vào vại sành khoả đều trên bề mặt, bỏ vỉ vào dằn đá cho nén xuống, đổ
nước muối loãng vào cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày.
Nhút được ăn
trong bữa cơm hàng ngày của người dân xứ Nghệ. Nhút được chấm với nước mắm
hay chế biến thành món canh hoặc xào.
Đến Nghệ An, ăn một bữa cơm quê dân dã với nhút, du khách sẽ hiểu hơn về con người và sự đậm đà xứ Nghệ.
Đến Nghệ An, ăn một bữa cơm quê dân dã với nhút, du khách sẽ hiểu hơn về con người và sự đậm đà xứ Nghệ.
c. Tương
Nam Đàn:
Người ta thường có câu “nhút Thanh
Chương, Tương Nam
Đàn” để nói về các món ngon của vùng xứ Nghệ.
Cũng như nhút
Thanh Chương, tương Nam
Đàn nổi tiếng không chỉ ở Nghệ An mà khắp cả nước. Là thực phẩm được dùng làm
nước chấm, nước chan với cơm, rất phổ biến trong bữa ăn của các gia đình huyện Nam Đàn nói
chung và Nghệ An nói riêng, họ còn dùng tương mình làm ra đem biếu người thân
bạn bè xa đến chơi. Tương được chế biến từ đậu tương, nếp và ngô do người nông
dân chế biến.
Sinh thời,
khi Bác Hồ còn sống, Bác cũng rất thích ăn tương và Người đã dùng tương để ăn
vào các bữa ăn hàng ngày.
III. Hà Tĩnh
1. Vị trí:
Hà Tĩnh trải
dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía bắc
giáp tỉnh Nghệ An,
phía nam giáp tỉnh Quảng Bình,
phía tây giáp nước Lào,
phía đông giáp biển Đông.
2. Địa hình:
Hà Tĩnh cách Hà Nội
340 km, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ
tây sang đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500 m, đỉnh Rào Cọ 2.235 m, phía dưới là vùng đồi thấp
giống bát úp, tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển, sau cùng là
những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh,
tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng Áng
và bãi biển Thiên Cầm.
3. Khí hậu:
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa,
ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và
miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa
đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm,
Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
4. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Hà Tĩnh:
a. Bánh
Cu Đơ đặc sản Hà Tĩnh:
Mỗi buổi
chiều tàn, khi những đụn khói bắt đầu len qua những nóc nhà tranh thì ở phía
tây cầu Phủ, người đi đường như bị níu kéo bởi mùi thơm của mật mía, đường,
mạch nha, gừng hòa quyện vào nhau. Đó là những nguyên liệu làm nên kẹo cu đơ,
một loại kẹo đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh mà người xưa đã từng ngâm nga: "Chè
xanh thêm chút gừng cay, cu đơ Hà Tĩnh làm say lòng người".
Để có được những tấm kẹo cu đơ vừa
dai, vừa giòn, vừa ngọt, vừa thơm lại vừa cay… ăn rất "vừa miệng" thì
quả là điều không dễ, mà phải trải qua nhiều công đoạn và khá công phu, từ khâu
chuẩn bị chất liệu đến khâu chế biến. Chọn mật mía phải là loại mật mía ngon,
đặc và nguyên chất. Chọn loại bánh đa vừa phải, không dày, không mỏng được
tráng bằng vừng đen rồi quạt chín. Lạc chọn lạc chắc và đều, phải được rang lên
bằng lạc củ, rồi sau đó mới bóc thành lạc nhân, như thế lạc mới không bị cháy
mà còn thơm và giòn tan trong miếng bánh.
Mật mía được bỏ
vào chảo (chuyên dùng), sau khi đun sôi chảy, cần thêm một số phụ gia như gừng,
bột mạch nha để bánh được mềm hơn sau khi tráng. Khi mật ngả màu vàng thì cho
lạc vào đảo đều, khi hỗn hợp đủ sánh lúc đó là đã vừa độ, người làm bánh sẽ
dùng những miếng bánh tráng cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên và ốp
hai mẩu bánh tráng lại với nhau. (Để biết vừa độ, người ta dùng bát nước lạnh
rồi nhỏ giọt mật vào đấy nếu giọt mật đông vừa đủ là được. Đây là thời điểm
quyết định cu đơ ngon hay không do vậy bạn phải có kinh nghiệm thì sản phẩm mới
ngon, đẹp và để được lâu).
Sau khi đã
hoàn thành công đoạn chế biến cu đơ, người ta thường xếp chồng lên nhau khoảng
5 đến 10 cặp bánh gói vào giấy báo và đựng vào túi nilon để bánh được giòn lâu
và không bị ẩm. Bánh Cu đơ ăn và uống cùng nước chè xanh đó là cách thưởng thức
thật dân dã nhưng cũng thật khéo vì nó vừa giữ được vị ngọt vừa làm cho vị ngọt
đó được dịu đi trong miệng .
b. Nước
chè xanh:
Trước hết, người ta chọn thứ lá chè
dày và mơn mởn (không già quá mà cũng không non quá). Nếu già quá thì nước bầm
đen trông không ngon, không thơm. Nếu chè non quá thì nước chóng nhạt, không
đượm. Nước nấu chè phải là thứ nước ngòn ngọt, thường là nước mưa hay nước
giếng đá sỏi thì nước mới ngọt.
Nấu chè thường dùng nồi bù hay ấm
đất. Nhận chè vào phải đúng kỹ thuật, không vò nát chè, mà cũng không để nguyên
lá chè vì lâu ngấm mà phải vò nhè nhẹ, tỉa nhặt những lá vàng, lá sâu. Lửa nấu
nước chè là lửa đỏ đều, không to quá mà cũng không nhỏ quá. Củi nấu nước phải
dùng thứ củi nấu không làm phai mất vị nước chè như: củi bạch đàn, củi xoan dâu,
củi tre... Khi nồi nước chè đã sôi, lấy gáo nhận chè cho chìm xuống, sau đó đổ
thêm vài ba gáo nước lã vào rồi hạ lửa. ít phút sau đó sẽ có ấm nước chè vừa
chát, vừa thơm, vừa nóng, vừa xanh.
Vùng núi Bá
Thước - Thanh Hoá, đồng bào Mường uống chè tươi theo kiểu chọn những lá chè
già, có gai, lá giòn xanh bóng bỏ vào cối giã nát rồi hãm với nước sôi uống
nóng. Một vài nơi ở Hà Tĩnh thì người ta hái cả cành chè gồm có ngọn chè và cả
thân chè rồi bẻ nhỏ, vò nát bỏ vào nấu trong ấm đất. Sáng dậy đi làm đồng,
nhiều thợ cày chỉ làm vài bát nước chè tươi đặc nóng, hút điếu thuốc lào và ăn
một vài củ khoai lang là no đến tận trưa.
IV. Quảng Bình
1. Vị trí địa lý:
Quảng
Bình là một tỉnh duyên hải
thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm
ở nơi hẹp nhất của dải đất hình chữ S.
Tỉnh này giáp Hà
Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về
phía nam; giáp Biển
Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.
Quảng Bình có các tuyến
giao thông quan trọng Bắc – Nam
chạy qua: quốc
lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam. Ngoài ra, tỉnh này còn có giao
thông hàng hải (cảng Hòn La, cảng Gianh) và hàng không
(sân bay Đồng Hới).
2. Địa hình:
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ
phía Tây sang phía Đông. 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện
tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: vùng núi cao, vùng đồi và trung du,
vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp
và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm 85% diện tích toàn tỉnh và bị
chia cắt mạnh. Hầu như toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000-1.500m,
trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2017m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố
theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng là những
tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt.
3. Khí hậu:
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới
gió mùa và luôn bị tác
động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ
rệt:
Quảng Bình có vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh
tế rộng trên 2 vạn km2, ngoài khơi lại có các đảo Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn
Cỏ, Hòn Chùa nên đã hình thành các ngư trường với trữ lượng 10 vạn tấn hải sản
các loại, trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống...Bên
cạnh đó, Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn nên có hệ
thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm.
4. Đặc trưng văn hóa ẩm
thực Quảng Bình:
Quảng Bình không chỉ được
biết đến với nhiều bờ biển đẹp, nhiều danh thắng làm say lòng du khách mà nơi
đây còn có nhiều món ăn khiến ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi không quên.
Tuy không
phải là cao lương mỹ vị, chỉ được chế biến từ những nguyên liệu rất đời thường
nhưng dưới đôi tay khéo léo, sáng tạo của người dân địa phương, những củ khoai,
củ sắn, con hàu, con tôm… đã trở thành những món ăn đặc sản, món quà cho du
khách gần xa.
Nhiều người nói rằng khắp mấy tỉnh ven biển miền Trung
thì hải sản ở Đồng Hới là phong phú và tươi ngon hơn cả, nhất là vùng cửa sông
Nhật Lệ. Thiên nhiên biển trời ưu ái dành tặng cho vùng đất này nhiều của ngon
vật lạ; mực, cá, tôm thơm ngon, ngọt lành; con hàu, con nghêu lớn hơn nơi khác,
hăm hắp nước ngọt lìm; cá mú, cá hồ, cá chim…tươi ngon. Vùng cửa sông nên có đủ
các loài cá ở nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Khách dù từng trải, nếm đủ sơn hào
hải vị các miền vẫn cho rằng thức ăn ở đây có hương vị đậm đà riêng.
Cách chế biến cũng khác, không rườm rà nhiều công
đoạn, mất thời gian. Tối giản những phụ gia, màu mè không cần thiết. Nấu nướng
thô mộc không phải hấp gia vị. Đây là cách ẩm thực của người ăn sóng nói gió,
ăn chắc mặc bền của người đi biển. Chỉ với một bếp than nhỏ là đủ cho hai kiểu:
nướng và hấp. Cá, tôm, nghêu, sò, ốc cứ lấy trong thùng đựng ra rồi nướng hoặc
hấp tùy theo yêu cầu của khách. Mực tươi để luôn túi mực mà nướng, nên con mực
ngọt sắc lại nhai vừa miệng. Đồ chấm thì đơn giản, chỉ muối và trái ớt đập dập,
rất ít dùng nước chấm, tương ớt. Cái ngon ở chổ còn giữ được nguyên mùi vị đặc
thù tươi roi rói của đồ biển.
Một số món đặc sản của Quảng Bình:
a. Hàu:
Có dịp đến Quảng Bình
đừng quên ghé Quán Hàu trên quê hương mẹ Suốt thưởng thức các món hàu thơm, béo
và ngọt mát. Các quán hàu từ lâu đã nổi tiếng với nhiều món ăn được chế biến từ
con hàu lấy từ sông Nhật Lệ. Điều đặc biệt là cũng trên sông này nhưng hàu ở
những khúc sông khác không nhiều và ngon bằng hàu ở đoạn qua thị trấn này. Một
số người cố gắng lý giải nhưng lời đáp vẫn còn là một bí ẩn. Có lẽ do nơi đây
là điểm giao thoa, hòa quyện giữa hai con nước mặn và ngọt như sự kết duyên của
một tình yêu đẹp.
Hàu chế biến được rất
nhiều món.
Hàu có thể
chế biến nhiều món khác nhau như nấu cháo gạo, xào với hành kẹp bánh tráng hoặc
nấu canh chua, canh rau tùy sở thích. Riêng món cháo được rất nhiều người ưa
thích. Hàu được xào um sẵn với gia vị như hành, ớt, tiêu cùng muối để cho thấm.
Khi có khách gọi món này thì chủ quán chỉ việc lấy hàu đã làm cho vào cháo gạo
đã nấu ở nồi khác đun ít lửa là sẽ có một tô cháo thơm, ngọt ngào. Nếu không
muốn ăn cháo theo kiểu um sẵn thì phải chịu khó đợi làm hàu tươi sống, ướp gia
vị đổ vào cháo đang sôi. Ăn theo kiểu này hàu sẽ béo và ngọt hơn.
b. Bánh lọc bột sắn, tôm sông:
Bánh lọc vốn từ phía trong Huế, Ðông Hà ra rồi
neo lại ở Quảng Bình, được bổ sung thêm những hương vị mới, trở thành một món
ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình, mà không mấy ai qua Ðồng Hới lại không
muốn nếm thử và mua làm quà. Bánh lọc tìm được chỗ đứng ở Quảng Bình có lẽ là
nhờ ở đây có nhiều sắn ngon, tôm ngọt. Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là
bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng cho bánh
lọc chỉ là tôm nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng vừa mặn mòi vị biển.
Bột sắn sau khi đã lọc, đem luộc chín vài phần
(khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột
sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín. Ðây là
thao tác công phu nhất của người làm bánh lọc. Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một
con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem
trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hông (đồ như đồ xôi), dành
cho người mang đi xa. Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn đem hấp
lại cho nóng, vẫn thơm dẻo như bánh mới. Bánh lọc Quảng Bình được chấm với nước
mắm chắt Quảng Bình với những lát ớt cay xé lưỡi mới càng đáng nhớ. Ở Quảng
Bình ngon nhất là bánh lọc của mệ Xá ở Ðồng Phú, Ðồng Hới.
c. Các món từ khoai:
Mỗi lần nhắc
đến Quảng Bình ai cũng nhắc đến câu cửa miệng "Khoai khoai toàn khoai".
Khoai là nhóm lương thực rất giàu tinh bột, và một món ăn chơi rất tốt cho cơ
thể chúng ta. Khoai có tác dụng tuần hoàn máu và có lợi cho tiêu hóa cơ thể. Khoai lang là món ăn quan trọng thứ hai sau lúa gạo nên nó là
sản phẩm lương thực quan trọng:
Khoai dẻo
-
Được mùa khoai lang khỏi mang công nợ.
-
Khoai lang là vàng nghề nông.
-
Sâm nhung không bổ bằng rổ khoai lang.
-
Không có khoai lang bỏ làng mà đi.
Không những ăn củ, ngọn lá khoai lang còn được dùng
làm món rau ăn vừa mát vừa ngon. Kinh nghiệm ăn ngọn khoai lang vào thời kỳ
tháng ba là non nhất: “Tháng năm ngọn già, tháng ba ngọn non”.
Vào những năm Quảng Bình còn khó khăn, nghèo khổ, củ
khoai là món ăn chóng đói “giêng
hai khoai bù”, đó chính là món khoai luộc và canh bù. Thời vụ giêng hai ra
tết, hầu hết mọi nhà đều lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn, cho nên hai thứ
không thể thiếu qua cái buổi này là khoai và bù. Khoai được xem như là một
người bạn đắc lực làm cho cái bụng ấm hơn. Từ đó, xuất hiện món ăn cũng khá đặc
biệt mà chỉ có ở nông thôn mới có món ăn này:“Khoai độn”, nghe cũng lạ
tai và đúng như cái tên của nó. Để có món ăn này người ta cho khoai, một ít
gạo, sắn và ngô là có được món ăn “khoai
độn”. Đây được xem là một món ăn thập cẩm. Và cũng có thể xem là một nét
đặc trưng của những vùng quê còn nghèo của Quảng Bình.
Ngoài món ăn “khoai
độn” thì khoai lang còn trở
thành nhiều món ăn khác như: Khoai chiên, khoai nướng, khoai deo, khoai luộc và
đặc biệt hơn cả đó chính là món khoai chà. Khoai chà tức là khoai lang củ nấu
chín rồi chà ra thành bột đem phơi khô. Để chế biến được khoai chà phải trải
qua nhiều công đoạn. Khoai sau khi thu hoạch, dùng dao gọt sạch, cắt đầu cắt
đuôi, rửa thật kỹ, đổ vào nồi luộc, dưới đáy nồi bỏ một ít lá mía hoặc cây củi,
để khi chín khoai không bị nhão và cháy. Khi nấu phải nhiều lửa, đổ nước sao
cho nấu trong vòng 30 phút là vừa cạn, nếu đổ nhiều nước quá thì khoai sẽ bị
nhão. Vì như thế khoai chín mới ngọt và thơm. Sau khi luộc chín, đổ khoai ra rổ
để cho ráo nước, bỏ vào cối giã nhỏ, cho vào rổ có lỗ thưa dùng tay chà sát để
khoai lớt hết xuống bên dưới, rải ra nong phơi thật khô, thế là ta đã có khoai
chà. Đây là món khoai được phần lớn người dân Quảng Bình ưa dùng, có thể ăn
điểm tâm, ăn giữa buổi hoặc ăn cùng với cơm cũng rất ngon. Dù gia đình giàu có,
những người có danh vọng, có thể ăn nhiều món sang trọng thì món khoai vẫn là
món ưa thích:
Dù rằng ông Ký, ông Cai
Cơm no bụng thấy khoai cũng thèm.
Bên cạnh đó, món khoai dẻo
cũng là một đặc sản tại Quảng Bình. Khoai sau khi thu hoạch về, để một thời
gian cho bớt bột mới luộc rồi bóc vỏ, thái từng lát mỏng đem phơi. Chế biến
khoai dẻo phải chờ những ngày nắng to khoai mới nhanh khô, dẻo, trong và thơm
ngọt.
Khoai được xem là một đặc sản đáng tự hào của người
dân Quảng Bình trong văn hóa ẩm thực. Đến với đặc sản khoai Quảng Bình là đến
với hương vị, đến với sự tích lũy tinh hoa của đất trời hoà quyện với tình cảm
tốt đẹp của tâm hồn con người Quảng Bình. Là món ăn mang đậm hồn quê, mang lối
sống mộc mạc, bình dị, căn cơ, chịu khó của người dân
d. Đặc sản đẻn biển:
Đẻn biển hay còn gọi là rắn biển
Đến
Quảng Bình, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua một món ăn khoái khẩu dành cho
các quý ông, đó là món đẻn biển. Đẻn có 4 loại: đẻn cơm, đẻn rồng, đẻn xanh,
đẻn cò. Cả bốn đều có những độc tố rất mạnh. Đẻn cơm hay đẻn cá cũng chỉ là
một. Đẻn cơm mình ngắn, da phớt vàng, hễ chạm nọc của nó là chết. Đẻn rồng mình
dài, vằn vện đen trông rất ghê, con nhỏ khoảng 800g, con lớn nặng đến 4kg, khi
gặp đẻn rồng phải hết sức cẩn thận bởi nó là loại rất nhanh và khỏe, có thể bơi
như xé sóng để phóng độc. Đẻn xanh đầu vừa ngắn, vừa khô, da mái xanh. Đẻn cò nặng nhất cũng
chỉ đạt 1,2kg. Loại này có ngoại hình rất lạ: đầu và cổ (dài 20cm) bé như chiếc
đũa con nhưng toàn thân lại có thể phình to như bắp chuối. Đây là loại đẻn độc
nhất, nếu đã "nổ" thì đừng mong cứu sống nếu chậm. Đẻn biển tuy độc
nhưng lại có thể chế biến thành nhiều món rất ngon.
Ta có thể buộc dây vào
đầu đẻn treo lên, cắt chút sau đuôi cho máu chảy vào rượu. Hoặc có thể cho cả
con đẻn vào bình rượu ngâm ba đến dăm hôm là uống được. Uống rượu tiết đẻn có
vị chát, nó còn chữa được bệnh đau lưng.
Còn ram đẻn (người Bắc
gọi là nem): Đẻn làm sạch, lấy hết ruột và huyết đen trên sống lưng để không bị
tanh. Bằm cả xương thật nhuyễn cho gia vị vào trộn đều ngâm một lúc dùng bánh
đa cuốn thành từng chiếc nhỏ, bắc lên chảo rán.
Rượu đẻn - Ram đẻn luôn là đặc sản của bãi
biển, của người dân Quảng Bình. Ngôn ngữ có thể không hấp dẫn nhưng ăn vào bạn
không thể quên vị chát của rượu, vị ngọt của đẻn và mùi thơm quyến rũ do tài
chế biến gia vị của các "bếp trưởng" tạo nên chiếc ram. Chỉ cần một
chai rượu đẻn, một đĩa ram ngồi bên bờ biển bạn có thể tâm sự với nhau bao
nhiêu điều!
e. Bánh canh Quảng Bình:
Bánh canh bột lọc được
làm từ bột gạo thơm, dẻo hạt và trắng tinh, đem xay nhào thành bột, cho cán
mỏng rồi xắt thành từng lát, từng sóng như mì sợi. Dù đơn giản, nhưng để nấu
được một nồi bánh canh Quảng Bình cũng khá công phu. Nguyên liệu chính của món
này là sườn heo và tôm tươi, loại tôm sống ở đầm, cho thịt đậm đà, đặc biệt là
không tanh.
Sau khi ướp gia vị, bạn
xào sườn, xào tôm với hành phi, cho chín tới, đảm bảo miếng sườn béo ngậy,
không bị khô, tôm thì giữ được màu đỏ hồng và độ giòn. Một bí quyết nữa làm nên
sức hấp dẫn của tô bánh canh Quảng Bình chính là chén nước mắm ớt được pha chế
đơn giản. Chỉ cần một chén nhỏ nước mắm cốt, thêm một vài lát ớt xanh thơm hăng
hăng là có thứ gia vị ngon lành.
Điều quan trọng làm nên
hương vị của món bánh canh bột lọc chính là nước dùng. Nêm các thứ gia vị xong
phủ thêm một lớp nước mầu, ớt bột, dầu thực phẩm... khi thấy nước sôi đủ độ thì
cắt những con bột thả vào. Lửa để cháy liu riu cho nồi bánh canh lúc nào cũng
nóng, không để lửa cao sẽ mềm sợi bột.
Sau khi trần bột lọc
khoảng 2 phút, ta vớt ra tô. Cùng với tôm, sườn, bạn chan nước dùng rồi rắc
thêm ít hành thơm, ngò, tiêu ớt... Khi bạn mở nắp nồi bánh canh lên, mùi nước
dùng tỏa ra thơm ngào ngạt, sự hòa quyện giữa mùi bột, chả tôm, cua, thịt, hành
và bát bánh canh thật quyến rũ với sắc hồng, xanh, vàng, trắng, nâu... lấp lánh
trông sẽ rất bắt mắt.
Du khách đến với Quảng
Bình, ngoài những bãi biển đẹp, cùng không gian của làng quê thì chắc chắn sẽ
nhớ mãi không quên khi thưởng thức Bánh canh bột lọc.
f. Mực khô hay còn gọi là cá
mực khô:
Mực khô là một trong những
đặc sản nổi tiếng của người dân Quảng Bình. Theo những người chuyên nghề câu
mực thì họ hàng nhà mực gồm nhiều loại: mực lá, mực ống, mực tuộc, mực ghim...
Đi câu mực thường vào lúc 1 - 2 giờ sáng. Chiếc thuyền lớn chở các
"thúng" ra đến ngoài khơi xa, người câu mực ngồi vào thuyền thúng và
bắt đầu công việc của mình. Dưới ánh sáng của bóng đèn tròn, mực lá cứ tự tiến
đến gần, người câu mực câu lên khá dễ dàng. Khoảng thời gian câu mực kéo dài từ
2 giờ đêm đến 10 giờ sáng. Câu được con mực nào, họ bỏ lên thuyền, có người
chuyên lột da, xẻ mực và treo mực thành hàng lên sợi dây căng sẵn, hoặc họ sẽ
mổ mực và phơi ngay lúc thuyền cập bến.
Khi nướng mực cần nướng kỹ trên lửa than liu riu, không để lửa
già. Con mực có màu trắng tinh, khi nướng chín chuyển sang màu vàng. Lửa nướng
vừa phải con mực sẽ chín cả trong cả ngoài, bay tỏa mùi thơm ngon ngọt tự
nhiên. Nếu để lửa già quá, con mực chỉ cháy vàng bên ngoài, còn bên trong thịt
vẫn sống. Đặc biệt mực nướng bằng cồn là ngon nhất.
Món mực không chấm với các loại nước chấm nào khác ngoài tương ớt.
Khi ăn miếng mực ngọt lịm, mềm mềm, thơm phức, hòa quyện với vị cay nồng của
tương ớt.
Mực khô không chỉ nướng mà còn có thể xào, hay rang với đường,
tương ớt, gia vị, xào cho giòn rồi ăn, cũng rất đầm đà và ngon miệng.
g. Con cá trong bữa ăn của
người Đồng Hới:
Người Đồng Hới, Quảng
Bình sống dọc bờ biển bằng nghề vạn chài nên thường lấy cá làm thức ăn chính
trong những bữa cơm. Cá và các thức chế biến từ cá đã đi vào ca dao, tục ngữ,
trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của vùng quê này: “cơm với cá như mạ với con”.
Nếu
các thành thị lớn thường lấy thịt làm thức ăn chính trong bữa cơm, thì ở Đồng
Hới (Quảng Bình) đại bộ phận nhân dân lấy cá làm món ăn chủ yếu.
Sống
cuộc đời sông nước, gạo và cá là thực phẩm chính rồi đến rau, củ, sau đó mới là
thịt. Từ cá, họ chế biến ra nước mắm. Mắm có thể để đổi lấy ngư cụ hay lương
thực để ăn uống hằng ngày.
Hiện nay, đời
sống thay đổi nhiều nhưng thức ăn truyền thống của người Đồng Hới vẫn là cá và
các sản phẩm chế biến từ cá.
Cá
có thể làm thức ăn độc vị, như cá kho, cá nướng, cá luộc, cá rán, cá hấp hoặc kết
hợp với rau dưa để làm gỏi, xào nấu, trở thành món ăn cao sang.
Từ
con cá, với muối người Đồng Hới chế biến thành nước mắm bổ sung cho bữa cơm đơn
giản, và là một sản phẩm hàng hóa quan trọng của nền kinh tế biển.
Khi
bữa ăn không có cá, có thịt, thậm chí không có rau, có dưa gì nữa thì người lao
động Đồng Hới lấy "cơm - ruốc mắm" làm chủ, và nước mắm Đồng Hới có
khi ngon đến "nhức răng" sánh kịp với nước mắm Nam Ô (Đà Nẵng) Phan
Thiết, Vạn Phần (Nghệ An) v.v...
Tuy
nghèo, nhưng "cơm nước mắm - ớt" cũng đủ thủy hỏa, hàn nhiệt, âm
dương, đất nước: cơm thuộc thổ, thổ thuộc dương. Nước mắm thuộc thủy, thủ thuộc
âm. ớt thuộc nhiệt, nước mắm thuộc hàn v.v...
Cùng
với nước mắm, người miền biển còn làm mắm từ cá khô nước, lăn với thính ngò
rang và ớt bột, ém chặt vào chum, vại, trên mặt hàn kín bằng phên và lá chuối
khô, gài tre thật khít, khít đến mức đổ nước muối lên cũng không lọt được xuống
đáy vại. Lớp nước muối này là một thứ "gioăng" cách ly không khí và
sinh vật bên ngoài không cho xâm nhập vào thức ăn. Do đó, mắm cá có thể để hằng
năm vẫn tốt.
Đối
với người miền biển Đồng Hới, mắm thay cá trong bữa cơm, thay nước mắm những
lúc biển động, và là nguồn thực phẩm cung cấp cho nông dân khi bước vào thời vụ
thường thiếu thức ăn.
V. Quảng Trị
1. Vị trí địa lý:
Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp
tỉnh Quảng Bình,
phía nam giáp tỉnh Thừa
Thiên - Huế, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông.
2. Địa hình:
Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi,
đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Quảng Trị có
nhiều sông ngòi với 5 hệ thống sông chính là sông
Thạch Hãn, sông Bến
Hải, sông Ô Lâu, sông Xê Pôn
và sông Sê Păng Hiêng.
3. Khí hậu:
Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc
Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa
hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm
quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam
khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất
thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn.
4. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Quảng Trị:
Nhiều người cho rằng
Quảng Trị không có gì đặc sắc về văn hóa ẩm thực, sự ăn uống hàng ngày thì mang
tính kiệm ước, không đáng để gọi là một “nền văn hóa”, tuy nhiên, người Quảng
Trị cũng có một “tâm hồn ăn uống” gắn bó với những nét đặc trưng của quê hương
mình. Có nhiều món ăn dân dã của Quảng Trị có xuất xứ từ Huế, nhưng qua bàn tay
chế biến của người phụ nữ Quảng Trị đã hoàn thiện tỉ mỉ hơn, lịch sự và đẹp mắt
hơn.
Trong khói lửa mịt mù của
chiến tranh, người dân Quảng Trị đã sáng tạo ra nhiều món ăn chống đói từ những
thứ rất dân dã, bình dị như bột mì, ớt…những món ăn đó đã ít nhiều phản ánh
tinh thần chịu đựng khó khăn để giành được thắng lợi của vùng đất anh hùng.
Việc ăn uống của người Quảng Trị thường đơn giản, bình đạm. Họ “ăn để sống” chứ
không phải “sống để ăn”, và còn phải luôn luôn dự phòng những khi thất thu, đói
kém.
a. Bánh canh cá lóc hay còn gọi là cháo bột,
cháo “vạt giường”
Cháo vạt giường là kiểu
cháo nấu bằng sợi bột gạo (bột gạo nhồi nước sôi, ép mỏng, thánh thành từng thẻ
nhỏ). Cháo vạt giường được nấu với cá lóc. Cá lóc làm kĩ, đem um hay tao với
gia vị, mỡ hành cho thấm, đổ vào nồi nước, nấu sôi rồi mới thả sợi bột gạo vào,
xong điểm thêm hành ngò, tiêu ớt.
Mùa hè và mùa thu, trên
mặt cánh đồng trơ cuống ra, ếch nhái sinh nở nhiều, đội quân săn lùng nguyên
liệu cho món cháo vạt giường tỏa ra khắp cánh đồng bắt nhái. Nhái bắt được xâu
vào một sợi lạt dài, sau đó được treo lên sợi dây phơi áo quần giữa sân để phơi
nắng, sau đó những dây nhái được dời vào bên cạnh bếp khiến chúng khô ráo hẳn,
người ta rang chúng trong cái chảo, rồi bỏ vào cối giã. Xương, mắt, ruội và bàn
chân nhái được loại bỏ, chỉ còn một mớ bột nhái thơm điếc mũi được đựng trong
những chiếc thẩu lớn dùng làm bột nêm, mang lại một hương vị mê hồn đặc trưng
của món ăn.
Cá lóc dùng để nấu món
này cũng là cá lóc đồng, tuyệt đối không dùng cá lóc nuôi. Cá đồng thịt rất
thơm, béo nhưng không ớn. Cá được thu mua về ngâm một vài nước cho thải chất
bẩn, sau đó luộc lên cho vừa độ chín là lấy xuống ngay để nguội, sau đó bóc
thịt ra khỏi xương chia thành từng miếng nhỏ, số thịt này được ướp một chút
muối tiêu và nhiều củ nén, xương cá xay ra chắt lấy nước nấu cháo.
b. Bánh khoái:
Giống như bánh xèo của
miền Nam,
bánh khoái cũng làm từ bột gạo, có nhân tôm, thịt, giá, đậu. Bánh được đổ trong
khuôn nhỏ chỉ bằng một bàn tay xòe ra, da bánh dày và giòn rum chứ không mỏng
và dễ mềm như bánh xèo. Nhân bánh khá đa dạng, nhưng thông thường là tôm thịt
với giá, có nơi thêm hành tây, nấm rơm, các loại hải sản…Làm nên cái hồn của
bánh là các loại rau ăn kèm, khó có thể thiếu ba loại chính là cải non, chuối
chát, và trái vả non xắt lát. Trái và ăn kèm với bánh khoái chính là một trong
những điểm quan trọng khiến những người từng nếm một lần sẽ khó quên. Bánh
khoái còn được ăn với một loại nước chấm đặc sệt gọi là “nước lèo”, được chế
biến từ ruốc, gan và nạc heo xay nhuyễn, lạc vừng giã nhỏ, tỏi, ớt bột…được nêm
nếm khéo léo.
Ngoài ra ở Quảng Trị còn
có nhiều món ăn giải nhiệt như nuốc biển chấm ruốc hay những món chế biến từ
chắt chắt, dân dã mà ngọt lành.
c. Rượu Kim Long:
Rượu Kim Long được nấu tại làng Kim Long,
xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Nguyên liệu chủ yếu làm nên chất có
vị cay tuyệt vời này chính là nước. Rượu Kim Long được đánh giá là ngon nhất
khi có độ tinh khiết cao, trong vắt, sủi tăm lăn tăn, uống có mùi vị thơm,
ngọt, cay, có độ cồn tương đối cao (từ 45- 50 độ) nhưng êm dịu và không gây đau
đầu. Rượu Kim Long phải nấu ngay tại làng Kim Long, sử dụng nguồn nước cốt,
chất men truyền thống, và loại gạo ngay tại làng, rượu được nấu bằng củi dương,
không sử dụng ga hoặc than.
Ngoài ra, các thức uống
hàng ngày của người Quảng Trị còn có nước chè xanh, nước lá vằng, mùa đông thì
dùng thứ chè khô vo nát.
VI. Thừa Thiên - Huế
1. Vị trí địa lý:
Thừa Thiên –
Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, giáp biển Đông về phía đông, giáp thành
phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam về phía nam, giáp dãy Trường Sơn và CHDCND Lào về
phía tây.
2. Địa hình và thổ
nhưỡng:
Là vùng đất
không màu mỡ nằm ở miền Trung, Huế được biết đến với các tên gọi như “đất thần
kinh” hay “kinh đô Huế”, bởi lẽ Huế đã từng là kinh đô sầm uất của các triểu
đại Tây Sơn, triều Nguyễn, là nơi sống của tầng lớp đế vương, nơi hội tụ của
những tao nhân, mặc khách, công hầu khanh tương…những điều đó đã phần nào ảnh
hưởng đến ẩm thực Huế.
Là đồng bằng nhỏ hẹp,
phía Đông giáp biển, nên cư dân nơi đây đã sớm hình thành nghề truyền thống
đánh bắt cá, món ăn mang đậm chất biển nên thường mang vị mặn hơn những nơi
khác. Và người dân nơi đây đã biết khử mùi tanh của
cá thịt bằng ớt, mặn và cay là đặc trưng rất riêng của ẩm thực xứ Huế.
3. Con người và truyền thống:
3. Con người và truyền thống:
Từng là kinh đô của đất
nước, nên nơi đây ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo, quan niệm “tam tòng tứ
đức” là một chuẩn mực của người phụ nữ Huế xưa. Huế có truyền thống từ bao đời
nay như “ mẹ dạy con, bà dạy cháu, chị dạy em”. Các thiếu nữ quyền quý trước
khi xuất giá phải được mẹ rèn dạy “ Công, dung, ngôn , hạnh”. Chữ “công” được
đặt lên hàng đầu, do đó dù nghèo hay giàu , các cô gái vẫn phải tập đi chợ, nấu
ăn hàng ngày.
Ẩm thực Huế được biết đến
qua thời gian bởi những gia đình có truyền thống nấu nướng, những đầu bếp giỏi
và những làng nghề nổi tiếng với những món đặc sản địa phương như làng Kim Long
với các loại bánh in, bánh gấc, bánh phu thê, bánh ít…; làng bánh ướt chợ
Thông; làng bánh gói chợ cầu…
4. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Huế:
a. Những thức uống của người
Huế xưa và nay:
Trong đời sống hàng ngày
cũng như trong tế lễ, yến tiệc, đình đám…việc sử dụng thức uống luôn là nhu cầu
không thể thiếu. Ngoài nước uống đơn giản từ các nguồn nước như nước sông, nước
giếng…thì người Huế xưa thường dùng thêm các thức uống khác như:
-
Rượu
gạo, rượu nếp: đối với dân giã, việc lựa chọn nguyên liệu từ gạo hoặc nếp, nấu
chính, ủ men, chưng cất thành rượu diễn ra giản đơn. Nhưng đối với vua chúa, công việc này phải kỳ
công hơn và do Bộ Nội Vụ tuyển nấu, thành phẩm được canh gác cẩn mật. Trong mỗi
sự kiện thì sử dụng mỗi loại rượu riêng như rượu để cúng tế trời đất, rượu để
khoản đãi sứ thần, rượu ban tặng cho quan lại…
-
Rượu
ngâm sâm, rượu ngâm hoa quỳnh.
-
Rượu
thuốc, Minh Mạng thang.
-
Trà
hoặc chè xanh.
-
Trà
tim sen.
-
Nước
đậu ván rang.
-
Nước
lá “Mùng Năm”.
-
Nước
uống cho sản phụ.
Ngày nay, xã hội phát
triển nên thú vui thức uống cũng có nhiều thay đổi, bên cạnh những thức uống
truyền thống còn có rượu vang, rượu ngoại, cà phê…
b. Ẩm thực cung đình:
Trong cung đình, việc tổ
chức các món ăn trong mỗi bữa thành một “phương thang” để vừa bổ dưỡng, vừa trị
bệnh là trách nhiệm của viện Thái Y. Thượng Thiện đội là một bộ phận chuyên lo
việc bếp núc, từ mua sắm thức ăn, nấu nướng, chuẩn bị bát dĩa, tăm, thìa cho
bữa ăn của vua và cúng giỗ hoàng gia. Nhân viên đội thượng thiện có khoảng 50
người, phải chịu nhiều điều cấm để đảm bảo an toàn trong việc ăn uống và đặt
dưới sự giám sát của viện Thái Y. Bên cạnh đội Thượng Thiện, trong cung còn có
viện Thượng Trà chuyên trách việc cung cấp đồ uống cho vua và cúng giỗ của
hoàng gia.
Vua Gia Long được ghi
nhận là ăn uống giản dị nhất “nhà vua
không bao giờ uống rượu, bữa ăn chỉ gồm ít thịt, cá, cơm, rau, bánh, trái. Khi
vua ăn không ai được ngồi cùng, kể cả hoàng hậu”, ngược lại, vua Đồng Khánh
thì nhiêu khê hơn nhiều, hàng ngày “ăn
cơm 3 lần, mỗi buổi ăn có 50 món khác nhau do 50 người đầu bếp nấu và mỗi người
lo nấu món riêng của mình, khi chuông đổ thì trao cho thị vệ đưa qua đoàn thái
giám…”
Một số món ngự thiện đã
được đưa vào ca Huế như: nem công, thấu thỏ, xôi vò….
Ngoài những món chế biến
từ nguyên liệu mua từ các chợ kinh kỳ, một số đặc biệt quý hiếm hay lạ do địa
phương khác cống nạp như yến sào, hải sâm, bào ngư…
c. Ẩm thực giân gian:
Ẩm thực giân gian Huế và
ẩm thực cung đình Huế có những nét tương đồng bởi những người đầu bếp của hoàng
cung xuất thân từ dân gian và các nguyên liệu ở nội trù cũng được mua ngoài phố
chợ, trừ một vài loại quý hiếm. Ở nông thôn, đa số là gia đình lao động, người
dân tuy cần chất lượng hơn mỹ thuật, bữa ăn hàng ngày thường đơn giản là cua
đồng, cá ruộng, rau vườn, tuy nhiên khi cần thanh nhã như tiệc, kỵ giỗ… thì đầu
bếp vẫn có thể thực hiện những món ăn tinh xảo.
Ngoài những nét đặc trưng
tổng quát của ẩm thực Việc Nam,
ẩm thực dân gian Huế mang những đặc trưng riêng nổi bật.
-
Một
là tính đa dạng: trên mỗi bữa ăn thường với nhiều chất liệu thịt, cá, rau quả
và được thể hiện qua nhiều món như canh, kho, luộc, nướng, xào, hấp…
-
Hai
là tính mỹ thuật: dù giàu hay nghèo, mâm cơm bao giờ cũng được sắp xếp gọn
gàng, tươm tất trên bàn, trên phản, chõng hay chiếc chiếu trải giữa nhà. Lễ,
tiệc phải chú ý bày biện, phối hợp màu sắc của các thực đơn để hấp dẫn người
ăn.
-
Ba
là tính tập thể: tất cả các món đều được bày ra hết, nhất là trong kỵ giỗ, và
có thể chúng được bày chồng lên nhau, mỗi mâm cỗ dành cho nhiều người.
-
Bốn
là tính tinh tế và ngon lành, kể cả món mặn và món chay. Và để thu hút thực
khách, người Huế thường đặt tên cho món ăn những tên gọi đầy hoa mỹ.
d. Món chay:
Huế là cái nôi Phật giáo,
là nơi đầu tiên ăn chay trở nên phổ biến và trở thành nét văn hóa độc đáo.
Người Huế từ bình dân đến quý tộc đều có truyền thống ăn chay. Huế là kinh đô
xưa, hàng năm vua chúa cũng ăn chay trong tuần tế đất trời nên việc chế biến
món chay đòi hỏi phải thật tinh tế và hình thức làm sao để tạo sự hấp dẫn khi
ăn. Những món chay được chế biến với những nguyên liệu chủ yếu từ nhóm tinh bột
như gạo, khoai, sắn...; các loại rau xanh; các loại đậu nành, đậu lạc, mè và
các loại nấm nhưng qua chế biến trở thành những món ăn đặc sắc.
Nói
đến cơm chay Huế trước hết phải nói đến cách ăn chay tại các chùa ở Huế. Hàng
tháng vào những ngày lễ, nhà chùa thương làm cỗ chay đãi phật tử bốn phương.
Món chay trong chùa không cầu kỳ, chỉ đạm bạc với tương, muối, rau, dưa…toàn
những sản vật, thảo mộc trong vườn chùa.
Người
Huế không chỉ ăn chay vào rằm, mồng một hay những ngày lễ, họ ăn chay như một
thói quen thường nhật hay những khi gia đình có giỗ chạp. Đặc biệt, đa phần các
gia đình Huế đều tự tay nấu món chay. Quanh năm, cơm chay, cỗ chay thường xuyên
có mặt trong gia đình người Huế. Người Huế không ăn chay đơn giản vì sức khỏe
mà với họ món chay còn ẩn chứa nhiều triết lý sâu xa. Chính bởi vậy, mâm cơm
chay của người Huế không cần quá sang trọng, không cần phải giả gà giả heo mà
càng đơn giản, càng đạm bạc càng tốt nhưng ở đó phải hội đủ các yếu tố âm
dương, hội đủ thiền tịnh .
Phụ nữ Huế đa
phần đều biết nấu món chay. Đặc biệt, người Huế có một cách bày tỏ sự quý mến
và tấm chân thành với bạn bè bằng cách mời khách dùng bữa cơm chay thanh đạm.
Nét văn hóa độc đáo này có lẽ duy nhất chỉ có ở Huế. Ẩm thực chay xứ Huế còn
được thể hiện trong mâm cỗ chay ngày Tết. Khác với các vùng miền ăn Tết với rất
nhiều đặc sản, thịt cá thì nét độc đáo của Tết Huế chính là mâm cỗ chay. Ngày
nay, mặc dù truyền thống đó đã có phần mai một song trong mâm cỗ Tết của người
Huế, món chay vẫn hiện diện như một phần không thể thiếu.
e. Nghệ thuật chế biến và
thường thức:
Không đa dạng
như lối ẩm thực Bắc Hà, cũng không được phồn thực như lối ẩm thực Nam Hà, ẩm
thực Huế có một chiều sâu riêng, mang đậm nét bản sắc của một vùng đất từng là
kẻ chợ, thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm. Người Huế ăn uống gắn liền với ba
tiêu chí là: rẻ, ngon và nhất là phải đẹp. Và với những tiêu chí đã nêu, người
Huế đã chia ăn uống thành ba bậc: khẩu thực, nhãn thực và tâm thực. "Khẩu
thực" là cách ăn không dám coi thường nhưng là cách ăn thấp nhất, vì là ăn
bằng ... miệng, và ăn để tồn tại. "Nhãn thực" là ăn bằng mắt. Thưởng
thức cái đẹp trong sự đắn đo về màu sắc, hình khối, khả năng bày biện, xếp đặt
để tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ cao. Nhưng cao hơn hết thảy vẫn là "tâm
thực". Nghĩa là ăn bằng cả tấm lòng mình.
Người nội trợ
phải biết cách chọn nguyên liệu phù hợp mùa nào thức nấy, phù hợp với túi tiền
và với đối tượng ăn. Khi chế biến phải biết phối hợp nguyên liệu và gia vị, đảm
bảo đúng loại gia vị khi dùng như gà – lá chanh, canh bí đao – hành hay bí ngô
– tỏi…Khi chế biến cũng phải theo quy trình từ khâu chọn thực phẩm, sơ chế, tẩm
ướp gia vị....phải đồng bộ. Dụng cụ dùng để nấu cũng phải được sử dụng hợp lý,
rạch ròi dụng cụ giữa món mặn, món chay, món ngọt…
Trong ẩm
thực, người Huế cũng mê gia vị đến mức cực đoan. Ngoài màu sắc đẹp, đồ gia vị
mang lại cho vị giác nỗi "thống khổ" của cái ngon. Và trong bè giao
hưởng hàng trăm loại gia vị, thì ớt vẫn là vị "nhạc trưởng" có chiếc
mũ đỏ đầy quyến rũ. Người Nam- Bắc Hà du lịch Cố đô vẫn cay tít với Huế từ bát
bún bò điểm tâm buổi sáng. Rồi bún hến, cơm hến, cho đến nước chấm các loại
bánh khoái, bánh nậm, bánh lọc.. Tất thảy đều cay.
Người Huế tỏ
ra sành điệu trong cách ăn uống không chỉ trong khâu chọn nguyên liệu và còn
cầu kỳ từ việc nêm nấu chế biến đến cách bày biện trang trí. Người Huế thường
chú trọng đến sắc màu của từng món nấu và trang trí hợp lý.
Trở lại với
cách ăn, người Huế xem ẩm thực gần như là một nghi lễ. Dù đơn giản hay bày biện
phong phú, bữa ăn phải thanh tịnh, chén đĩa tươm tất, tư thế ngồi đằng thằng.
Không lăng xăng, ồn ào trong lúc ăn. Ðưa bữa là những câu chuyện gia đình vui
vẻ. Hết sức tránh những chuyện buồn, chuyện đàm tiếu, tranh luận cãi vã trong
bữa ăn. Chính trong bầu không khí có vẻ như tôn giáo ấy, các thành viên trong
gia đình ý thức nhiều hơn về sự bao dung và cẩn trọng trong hành xử hằng ngày.
Thú vị nhất
là với một món ăn không bao giờ được dọn ra một lần mà được tiếp làm nhiều lần
để vừa tránh được cảm giác ối thừa thức ăn, lại vừa giữ được thức ăn nóng suốt
bữa. Văn hoá ẩm thực Huế là sự trả lời cho câu hỏi "ăn như thế nàỏ"
chứ không phải là "ăn cái gì?". Chính vì vậy, ngay từ trong bếp núc
các món ăn đã được chăm chút nhiều lúc đến mức thái quá, để giữ riêng một vẻ
đẹp đặc trưng. Dù món ăn đó là nem công, chả phụng, bào ngư hầm hay canh hoa
lý, mắm cua gạch.... đều được thực hiện với một cung cách kỹ lưỡng như nhau.
f. Phong cách dọn ăn, mời
uống:
Thực đơn theo
lối Huế thường rất nhiều món. Nếu như vua chúa mỗi bữa có 50 món thì dân dã
bình thường với trên 10 món cũng là chuyện bình thường, vì mỗi món chỉ nấu với
một số lượng ít. Cách dọn các món trong mâm cơm thường thấy trọng tâm là tô
canh, các món khác xếp xung quanh. Ngồi ở vị trí chính là các vị cao tuổi, vị
trí xa hơn là người có vai vế thấp dần. Người mẹ hoặc con dâu ngồi gần nồi cơm
để phục vụ gia đình. Nếu là giỗ chạp thì thường có mâm thượng, mâm hạ dành cho
nhiều đối tượng theo tuổi hoặc địa vị.
Vào bữa ăn,
người nhỏ phải mời người lớn trước khi ăn, một món ngon nếu người cao tuổi chưa
đụng đũa thì trẻ nhỏ không được gắp. Ngồi ăn phải ngồi ngay ngắn, không chồm
người để gắp, không gắp quá nhiều lần một món ăn, không vừa nhai vừa nói, không
nhai nhồm nhoàm và phát âm thanh khi nhai…Chủ nhà không buông đũa trước khách,
ăn xong trẻ nhỏ rót nước mời ông bà…Tất cả đều từ khuôn phép mà lâu ngày thành
thói quen trong phong cách dọn ăn, mời uống của người Huế xưa.
g. Một số đặc sản Huế:
Huế có hơn
1.300 món ăn với nhiều món nổi tiếng khắp gần xa, tuy nhiên, trong khuôn khổ
của bài thuyết trình, chúng em chỉ xin phép giới thiệu một vài món ăn đặc sản
dân dã của Huế.
·
Cơm hến: Hến ngâm nước gạo một thời gian, rửa sạch, đem luộc
cho đến khi hến mở vỏ. Lấy nước sau khi đã để lắng, đổ nước ra sàng để lấy thịt
hến. Thịt hến và nước hến là hai vị chính của cơm hến, ngoài ra thì cũng không
thể thiếu các loại gia vị đi kèm: cơm trắng để nguội hoặc có thể là bún, khế chua, rau thơm, bạc hàhay dọc mùng, bắp chuối thái
chỉ, nước mắm, hạt tiêu, hành, muối mè, ớt tượng, tóp mỡ,mắm ruốc sống, đậu phộng còn nguyên hạt. Tất cả đều để nguội.
Duy có nước hến phải được giữ cho nóng sôi. Bát cơm hến được trộn từ tất cả các
thành phần trên rồi chan nước hến. Cơm hến thường được ăn với ớt thật cay mới
đúng vị; còn đối với bún hến thì có lẽ sẽ ngon hơn nếu ăn khô.
·
Bún
bò Huế: con bún làm bằng gạo xay có pha trộn ít bột lọc nên con bún trắng hơi
trong và săn hơn, con bún Huế lại to hơn các nơi khác. Một tô bún giò hay bún
bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Thịt heo thường
chọn giò sau, luộc vừa chín, cho gia vị vừa ăn, thơm nhưng không mất mùi thịt
heo nguyên thuỷ. Thịt bò là thịt bò bắp, luộc vừa chín đem ra thái mỏng, xào
nhẹ với gia vị đồ màu. Trong nồi bún, gia vị không thể thiếu là “sả và ruốc”.
Tinh dầu của sả tạo mùi thơm nồng quyết định cho hương, vừa làm dịu mùi ruốc,
trị mùi thịt bò và giúp cho tiêu, hành, nước mắm dịu và thơm. Ruốc quyết định
cho vị, khi nêm ruốc lúc nước bún chưa nóng để khỏi hăng mùi. Nêm ít ruốc sẽ
lạt lẽo, nêm nhiều nước bún sẽ hăng, nêm đúng phân lượng hương vị nước bún đậm
đà. Một tô bún bò Huế đầy đủ hương vị là: tô bún phải nóng, vừa cay vừa thơm
dịu, phải sóng sánh dầu sả và điểm màng ớt trên mặt, nước bún trong, không mỡ
màng và phải ngọt tự nhiên. Miếng giò heo trắng phau vừa chìm vừa nổi, gân, nạm
nằm bên trên gọi mời, ngò tươi điểm trên mặt tô. Trên bàn là đũa, muỗng, ớt
tươi xắt mỏng, chanh múi, nước mắm, rau. Bên cạnh là dĩa tương ớt nhỏ xíu. Cho
một chút tương ớt vào tô lặng lẽ nhìn, ớt tương loang đều trên mặt lấp lánh như
thêm hoa.
·
Bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc: Bánh bột lọc với nguyên
liệu chính là bột lọc, làm từ củ sắn hay còn gọi là củ khoai mì. Bột sắn sau
khi đã lọc đem luộc một phần vớt ra để nguội rồi nhào với phần bộ còn sống,
tiếp theo bỏ vào một con tôm sông nhỏ, ít thịt rim và gia vị gói lá chuối hấp
cách thủy như bánh nậm. Bánh béo thì được làm từ bột gạo, sau khi bỏ vào chén
hấp chín phần bột, người ta rắc lên thịt nạc và tôm giã nhuyễn xào với hành
tỏi, không thể thiếu miếng tóp mỡ giòn tan. Bánh bèo dùng với nước mắm ớt hoặc
nước mắm ruốc như bánh bột lọc. Bánh nậm làm từ bột gạo pha thêm chút bộ năng,
nhân bánh làm từ tôm bằm và thịt ba rọi xào sơ qua với củ hành tím, sau đó quết
bột bánh và nhân vào lá dong hoặc lá chuối hấp trong xửng khoảng 20 phút. Bánh
nậm dùng với nước mắm mặn và ớt.
Nam Trung Bộ
Vùng
Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành
theo thứ tự bắc-nam:
1.
Thành
phố Đà Nẵng
2.
Tỉnh
Quảng Nam
3.
Tỉnh
Quảng Ngãi
4.
Tỉnh
Bình Định
5.
Tỉnh
Phú Yên
6.
Tỉnh
Khánh Hoà
7.
Tỉnh
Ninh Thuận
8.
Tỉnh
Bình Thuận
Vị trí
Vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông
bộ, sắt,
hàng không và biển, gần thành
phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ;
cửa ngõ của Tây Nguyên,
của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế.
Tài nguyên
Tài nguyên lớn nhất của
vùng là kinh tế biển. Kinh tế biển nói ở đây bao gồm: Nguồn lợi hải sản (chiếm
gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước) và nuôi trồng thuỷ sản, nhất là các
loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) với diện tích có thể nuôi
trồng là 60.000 ha trên các loại thuỷ vực: mặc, ngọt, lợ. Vận tải biển trong
nước và quốc tế. Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có
sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập
trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm
cửa ngõ ra biển cho đường “xuyên Á”. Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.
Du lịch
Du lịch biển, đảo và di
tích lịch sử văn hoá dân tộc là nguồn lực quan trọng, là một trong 3 trung tâm
du lịch của cả nước (ngoài thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), trong đó
nổi bật là giải Đà Nẵng - Hội An và Vân Phong - Nha Trang - Cam Ranh - Ninh Chữ
- Mũi Né .
I. Đà Nẵng:
1. Vị trí địa lý:
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15'
đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.
Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về
phía Bắc, cách Thành
phố Hồ Chí Minh 964km về phía
Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
2. Địa hình:
Địa hình thành phố Đà
Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung
ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi
thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
3. Khí hậu:
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi
chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam,
với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng
có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
4. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Đà Nẵng:
a. Bánh tráng thịt heo - Đặc sản Đà Nẵng:
Có một món ăn ở thành phố Đà Nẵng mà khách từ Nam ra
hay từ Bắc vào khi được mời ăn đều xuýt xoa khen ngon. Ngay cả những thực khách
khó tính nhất cũng phải công nhận đây là một trong những món ăn ngon dù đó
không phải là loại đặc sản nào mà chỉ là thịt heo, một thực phẩm bình thường
vốn hay có mặt trong các bữa ăn hằng ngày của gia đình.
Đã có một
thời, Đà Nẵng vốn nổi tiếng với món bánh tráng thịt heo luộc ở phường Khuê
Trung, quận Cẩm Lệ. Nhưng để nâng món ăn này lên thành đẳng cấp với thương hiệu
hẳn hoi phải kể đến quán thịt heo cuốn bánh tráng Trần. Tiếp khách từ phương xa
đến, họp mặt bạn bè, gia đình cuối tuần, nhiều người Đà Nẵng đã chọn quán Trần.
Dù thịt heo vốn là món ăn hằng ngày trong gia đình nhưng đến với quán Trần,
thực khách vẫn tìm được phong vị riêng của món bánh tráng thịt heo luộc.
Nếu chỉ nghe lời nhận xét
của các thực khách, khó có thể hình dung được món ngon của Đà Nẵng. Đĩa thịt
heo của quán Trần khiến thực khách ngạc nhiên khi ai nhìn thấy những lát thịt
giữa 2 đầu nạc là lớp mỡ trắng ngà. Nhưng khi nhìn đến đĩa rau thì người ăn mới
thật sự muốn nếm ngay hương vị của món này. Đĩa rau chỉ một gam màu xanh lá
nhưng có nhiều sắc độ khác nhau từ nhạt đến đậm như màu xanh ngọc của dưa leo,
màu xanh tím của lá tía tô, màu xanh nõn của xà lách, màu xanh lục của nhiều
loại rau thơm khác và điểm xuyết vào đó là những lát chuối chát trắng ngà.
Sau khi đã thưởng ngoạn
no nê bằng mắt, thực khách lại cảm nhận được mùi thơm không thể lẫn vào đâu
được của chén mắm nêm xứ Quảng. Mắm được pha chế với vị cay đặc biệt từ ớt,
tỏi, cộng thêm vị chua chua ngọt ngọt của ít lát thơm (dứa) băm nhuyễn. Rồi lại
thêm dĩa mì lá nóng hổi với những lá mì dẻo mà thực khách khó có thể bóc ra
được nếu không biết cách đặt nhẹ chiếc bánh tráng vào lá mì. Tất cả đã sẵn sàng
cho một bữa ăn ngon miệng. Nhưng nếu chỉ ngon thôi chưa đủ. Để tạo nét đặc
trưng riêng của món bánh tráng thịt luộc, quán Trần luôn chú trọng đến khâu an
toàn vệ sinh thực phẩm.
Chỉ với món bánh tráng
thịt heo luộc rất dân dã, đến nay quán Trần đã có hệ thống gồm 5 điểm quán
trong thành phố. Với mỗi loại quán phục vụ cho từng loại đối tượng khách từ
bình dân đến sang trọng, các quán của Trần đã tạo nên thương hiệu để món thịt
heo luộc cuốn bánh tráng trở thành món ngon của Đà Nẵng khiến nhiều người, nhất
là khách ở xa đến khi đã dùng rồi phải “nhớ mãi món ngon”
Có rất nhiều loại gỏi: gỏi thịt như gỏi gân bò, gỏi
đầu heo chua ngọt, gỏi bao tử..., gỏi cá càng phong phú hơn. Thông thường có
gỏi cá cơm, gỏi ruốc (tép)..., đặc biệt hơn có gỏi “đồng hồ” chế biến từ cá lồ
ồ. Chứ gỏi trứng cá chuồn ít được nghe nói tới, huống là được thưởng thức.
Cá chuồn là một loại cá ngon và dễ
nấu, có thể nấu canh thơm, rau răm hoặc chiên, kho. Thịt cá thơm, chắc, đậm đà
nhưng điều đáng nói ở loại cá này chính là bộ trứng. Để làm được một đĩa gỏi
trứng, người ta phải cần tới rất nhiều bộ ruột và phải là ruột đã được phơi
khô.Trứng cá trước hết phải luộc chín để ráo. Tôm tươi mua về hấp chín, lột vỏ.
Thịt ba chỉ luộc, xắt mỏng. Đậu phộng rang vừa chín tới giã dập dập. Rồi làm
một chén mắm ớt tỏi đường chanh. Rau thơm xắt mỏng. Hành khô phi vàng rộm lên. Chỉ
nên trộn khi mọi người đã ngồi hết vào mâm ăn. Có vậy, khi thưởng thức giá trị
của món ăn mới được tăng lên. Bỏ ruột cá, thịt, tôm, rau thơm, đậu phộng (nhớ
chừa lại một ít) vô chảo rồi rưới nước mắm lên, trộn đều. Nêm nếm sao cho
vừa miệng. Sau đó múc ra đĩa lớn rắc đậu phộng lên mặt cùng với hành phi và rau
ngò. Đĩa gỏi trứng cá chuồn được bưng lên đặt giữa bàn, cùng ăn
với bánh tráng. Bộ ruột cá khi ăn chung với các thứ khác trong một
món có tên là gỏi thì được nâng lên tới mức tuyệt vời. Ruột cá bùi bùi, tôm
tươi ngọt lịm, thịt béo. Rau thơm, đậu phộng, hành phi... mỗi loại thơm mỗi
kiểu. Tất cả, khi được trộn chung sẽ tạo ra một thứ đặc sản hết sức hấp dẫn.
Gỏi ngon tới như vậy sao có thể thiếu được cái thứ nước cay cay là rượu ngon để
nhâm nhi.
Đến Đà Nẵng
du khách không những được tham quan những điểm du lịch nổi tiếng, được hoà mình
vào làn nước mát lạnh của biển trong những ngày hè oi bức, được tham gia vào
các trò chơi thể thao trên biển mà đến Đà Nẵng du khách còn được thưởng thức
những món ăn ngon, mang đậm phong cách Đà Nẵng. Dường như những món ăn này từ lâu
đã trở thành biểu tượng riêng cho Ẩm thực Đà Nẵng, nó góp một phần rất lớn vào
trong danh mục ẩm thực đất Việt
II. Quảng Nam
1. Vị trí địa lý:
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, có tọa độ
địa lý khoảng 108026’16’’ đến 108044’04’’ độ kinh đông và
từ 15023’38’’ đến 15038’43’’ độ vĩ bắc. Phía bắc giáp
thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và
tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Seekoong của nước
CHDCND Lào, là vùng đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền Văn hóa Chămpa.
Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam".
Quảng Nam còn được biết đến là vùng đất "Địa Linh Nhân Kiệt", Ngũ
Phụng Tề Phi nơi đã sinh ra nhiều hiền tài cho đất nước. Quảng Nam còn nổi tiếng
là địa phương đi đầu trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm
2. Địa hình:
Quảng Nam có hướng địa
hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt
là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng
đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum
Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước
Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là
đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn.
Ngoài ra, vùng ven biển
phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn
đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngoài
khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.
3. Khí hậu:
Quảng Nam nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa
đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,4oC, Mùa đông nhiệt
độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20oC. Độ ẩm trung bình trong
không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm, nhưng phấn bố không đều
theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung
vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão,
nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện
trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông
4. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Quảng Nam:
1.
Mì Quảng Phú Chiêm (Điện
Phương, Điện Bàn)
2.
Cao
lầu (thành phố Hội An)
3.
Xí
Mà (thành phố Hội An)
4.
Bê
thui Cầu Mống (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn)
5.
Bánh
tráng cuốn thịt heo
6.
Bánh
tráng Gia Cốc (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc)
7.
Khoai
lang Trà Đóa (xã Bình Đào, huyện Thăng Bình): "Quảng Nam có lụa Điện Hồng, Khoai lang
Trà Đóa có dòng sông Thu"
a. Mì Quảng Phú Chiêm:
"Thương nhau múc chén chè xanh, làm tô mì Quảng để anh ăn
cùng".
Mì Quảng là món ăn bình
dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản. Gạo ngon sau khi đem
ngâm, xay thật mịn rồi tráng để có những lá mì mềm mướt, trắng nõn. Sau khi
tráng một lớp dầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi xắt thành từng cọng
như cọng phở. Vậy là xong bước chuẩn bị mì.
Rau ăn mì khá phong phú,
thường là rau muống, búp chuối, thân cây chuối non xắt mỏng, các loại rau
thơm... nước nhưng thì làm tôm thịt, gà, cua...
Ăn mì Quảng mà thiếu bánh
tráng nướng giòn là giảm đi ý vị. Khác với ăn phở hay ăn bún bò, ăn mì Quảng
phải ăn nhanh và càng đông người ăn càng ngon miệng, cách ăn ấy bộc lộ một phần
cá tính của người Quảng Nam là bình dị và có tính cộng đồng cao.
b. Bánh bao bánh vạc
Giới thiệu chung:
Bánh bao, bánh vạc là một món ăn khá
sang trọng, nổi tiếng ngon và lạ. Đây là một trong những hương vị đặc trưng của
phố cổ Hội An.
Về Hội
An chưa ăn bánh bao, bánh vạc xem như chưa được thưởng thức hương vị phố cổ bởi
chỉ có Hội An mới có loại bánh này.
Với
hình dáng nhỏ, màu trắng trông như những đóa hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn
có tên gọi là HOA HỒNG TRẮNG_WHITE ROSE. Có người kể rằng một du khách khi đến
Hội An ăn loại bánh này liên tưởng đến những cánh hoa hồng trắng nên đặt tên là
white rose.
Nét độc đáo, hấp dẫn:
·
Giá trị văn hóa:
Bánh
bao bánh vạc ra đời từ rất lâu, đã mấy trăm năm nay được người Hội An xem như
là “vật gia bảo”, lại lấy tên gọi của người ngoại quốc. Hương vị của bánh bao
bánh vạc luôn khiến cho người ăn cảm thấy quen thuộc nhưng cũng không kém phần
lạ miệng bởi vật liệu làm nên chiếc bánh của Hội An – Đất Quảng Nam.
Mang
đặc trưng của món ăn xứ Quảng nên việc chế biến món ăn này cũng khá đơn giản
nhưng đòi hỏi người làm bánh phải thật cẩn thận, tỉ mỉ, nhẫn nại trong từng
giai đoạn chế biến.
·
Hình thức_nội dung:
Nếu
chú ý ta sẽ thấy rằng bánh bao và bánh vạc tuy là 2 loại bánh, 2 tên gọi nhưng
chúng luôn có mặt cùng nhau trên một đĩa bánh.
Nhìn bề ngoài, bánh bao vẫn là chiếc
bánh có hình tròn rất quen thuộc nhưng nhỏ hơn các loại bánh bao khác và nó có
dáng vẻ của một cánh hoa hồng. Bánh vạc có dạng như chiếc bánh bột lọc mà chúng
ta vẫn thường hay ăn, khuyết như mặt trăng nhưng to hơn và được nặn một cách tỉ
mỉ hơn, nó có hình dáng giống quai vạc nên gọi là bánh vạc.
Trên
một đĩa bánh: Bánh bao được bày ở giữa, trên và bánh vạc được bày dưới,xung
quanh đĩa. Một lớp hành phi được rãi đều lên phía trên dĩa bánh cùng một muỗng dầu
phụng đã khử chín.
Bánh bao bánh vạc có cùng
một loại nước chấm. Nước chấm không quá mặn, không quá ngọt mà phải có vị ngọt
của tôm, thịt đã được pha chế từ nước luộc tôm cùng một ít lát ớt xắt nhỏ.
Sự kết hợp hài hòa giữa
nước chấm và bánh khiến cho người ăn có thể cảm nhận được vị ngọt của nhân tôm,
mùi thơm béo của gạo trắng - nước trong cùng vị béo ngậy của những lát hành phi
tẩm dầu và hương vị cay nồng của ớt.
Nguyên liệu, cách thức chế
biến:
Nguyên liệu chính để chế
biến bánh bao bánh vạc là gạo được chế biến qua nhiều giai đoạn. Tuy nhiên phải
là gạo nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ và trong quá trình chế biến đòi hỏi người
thợ phải thật nhẫn nại qua từng công đoạn chi li. Gạo xay thành bột, chất lọc
từ 15-20 lần cho bột lắng xuống, nước thật trong rồi vê bột lại cho nhuyễn đều.
Nhân bánh bao làm bằng
loại tôm nước lợ nhỏ con, thịt chắc, tươi sống, lột vỏ giã thành chả, trộn gia
vị và nhồi nhiều lần cho thấm đều.
Nhân bánh vạc ngoài phần
tôm còn có giá hột, nấm mèo, măng tre, lá hành xắt nhỏ và thịt heo thái hình
hạt lựu xào chín.
Cả hai loại nhân đều được
bao bọc bởi một lớp bột mỏng và hấp chín qua lửa. Không chỉ chế biến tỉ mỉ từng
hoa bánh mà người làm bánh cần phải khéo léo trong giai đoạn bắt bánh. Khi bắt
bánh người thợ phải khéo léo nhón một ít bột và nắn từng miếng thật mỏng, tạo
dáng bánh bao cách điệu như những cánh hoa hồng, bánh vạc giống quai vạc.
Địa điểm thưởng thức:
Muốn thưởng thức loại bánh này thì du
khách có thể đến bất cứ quán ăn, nhà hàng nào trong phố cổ có bán loại bánh
này.
III. Quảng Ngãi
1. Vị trí địa lý:
Quảng Ngãi trải dài từ 14032’
đến 15025’ bắc, từ 108006’ đến 109004’ Đông,
tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam,
phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển
Đông.
2. Địa hình:
Quảng Ngãi nằm ở miền Nam
Trung bộ, có nhiều nùi đồi cao, gò, thung lũng và biển cả chia làm các miền
riêng biệt. Miền núi chiếm gần 2/3 diện tích, miền đồng bằng đất đai phần lớn
là phù sa nhiều cát, đất xấu.
3. Khí hậu:
Quãng Ngãi có khí hậu
nhiệt đới và gió mùa, thời tiết chia làm hai mùa mưa nắng rõ rệt. Khí hậu có
nhiều gió Đông Nam,
ít gió Đông bắc.
4. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Quảng
Ngãi:
Có
những món ăn đơn giản đến mức không thể nào đơn giản hơn được nữa, ấy vậy mà nó
trở thành đặc sản của một địa phương. Dù đi đâu, xa quê bao lâu người ta vẫn
nhớ đến.
a. Cá bống
sông Trà
Dòng
sông Trà bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, đổ ra biển với chiều dài trên dưới 39km,
cá tôm không nhiều về chủng loại cũng như số lượng nhưng con nào ăn cũng ngon, đặc
biệt là cá bống. Cá bống ngon nhất vào mùa hè, ngư dân ở đây thường bắt cá bống
bằng ống trống (ống tre dài khoảng 1m, trống hai đầu, dùng một cọc nhọn cắm
xuống nước). Chiều hôm trước người ta đem ống cắm dưới sông, sáng sớm hôm sau
ra sông lặn xuống "túm" hai đầu xổ ra bắt gọn những chú cá trong ống.
Buổi
sáng, cá đem về còn giãy đành đạch, tươi rói; bỏ cá vào niêu đất cho gia vị ớt,
hành, tiêu chế nước xăm xắp chụm lửa riu riu hơn tiếng đồng hồ nhắc xuống, con
cá vừa dai vừa thơm vừa mằn mặn ăn với cơm trắng. Nếu cá đã kho hai ba
"lửa" thì ăn rất "đã" với vị cay cay mặn mặn của gia vị,
thơm thơm dai dai của thịt cá, ăn mãi mà không chán.
Người ta thường bảo: "Cá bống kho tiêu, cá thiều nấu ngọt".
Cá bống kho tiêu là món ăn đặc biệt của vùng sông nước Trà Giang. Ngon nhất
phải nói đến loại cá bống cát ở sông Trà gọi là "Trà Giang sa ngư". Cá bống cát ở sông Trà có nhiều loại, từ
loại cá bống cát nhỏ con, màu vàng nhạt, cỡ bằng ngón tay út cho đến loại cá
bống vồ, to con, và loại cá bống mú có thân hình tím sẫm như loại cá mú biển
(còn gọi là cá bống than) thịt nhão, không ngon bằng thịt cá bống cát.
b. Kẹo Mạch
Nha
Từ bé đến lúc
trưởng thành, chắc chắn ai cũng đã từng thử qua món "bánh tráng kẹo".
Miếng bánh tráng ở
bên trên "trát" một lớp mỏng mạch nha và rắc thêm chút dừa trắng,
chút mè vàng. Thế là đủ vị ngọt bùi. Miếng "bánh tráng kẹo" đã đi vào
ký ức tuổi thơ của chúng ta cũng chính là nhờ miếng mạch nha thơm, ngọt quê
nhà.
Làm mạch nha, chỉ
cần hai nguyên liệu: nếp và mộng lúa già. Nếp phải lớn hạt, không lép, phơi
thật khô. Mộng lúa phải già nắng. Lúa sàng cho thật sạch, ngâm nước qua đêm,
rồi bỏ vào thùng, sau khi xả nước, ủ kín 4-5 hôm cho lúa đâm mộng thật đều. Lấy
mộng tốt đem phơi nắng cho khô, đem giã thành bột gọi là bột mầm. Nếp sau khi
xôi cho vào chảo gang thật lớn, đổ nước sền sệt rồi bỏ thêm bột mầm vào khuấy
đều và đun sôi. Cứ một nồi bảy xôi, thì bỏ vào 1 kg bột mầm khuấy đều như thế
độ 12 giờ liền mới vớt ra, đổ vào chiếc bao, ép lấy tinh chất nếp, còn xác thì
bỏ đi. Lấy được tinh chất nếp còn phải đem "cô" lại mất 4-5 giờ nữa
mới thành một chất dẻo, thơm thơm, ngọt thanh. Đó là mạch nha.
Mạch nha có mùi thơm dìu dịu, vị thanh thanh, trong mà không cần nấu với bột, ngọt mà không cần nấu với đường.
Mạch nha có mùi thơm dìu dịu, vị thanh thanh, trong mà không cần nấu với bột, ngọt mà không cần nấu với đường.
Bây giờ hay lúc nào, ai đã từng đến
xứ Quảng, lúc trở về đều không quên mang theo những lon mạch nha, hình thức
nhãn hiệu tuy đơn sơ nhưng kẹo trong, ngon, sản phẩm đặc biệt của một vùng.
c. Gỏi cá cơm
|
Ở vùng ven biển
Dung Quất (Bình Sơn, Quảng Ngãi), tháng giêng, hai là vào mùa cá cơm, những con
tàu mỗi khi ra khơi trở về, lòng khoang đầy ắp cá cơm, làm bến bãi thêm nhộn
nhịp.
Cá cơm được chế
biến nhiều món: Cá cơm rim với tiêu, ớt để ăn trong các bữa cơm hằng ngày; cá
cơm hấp, phơi khô để đem đi xa, dành cho những ngày đông buốt giá và cá cơm để
làm mắm. Mắm cá cơm thơm ngon quyến rũ đến lạ kỳ. Bên cạnh đó, gỏi cá cơm, một
món tuy dân dã nhưng rất độc đáo.
Gỏi cá cơm là món
ăn đơn giản. Món gỏi cá cơm không thể thiếu đĩa rau sống: rau xà lách, cải tầu
ô, cải canh xanh mướt, dăm trái cà chua chín đỏ và đôi ba trái chuối chát được
xắt lát mỏng trộn đều... Một gắp rau sống, một hoặc hai gắp gỏi cá cơm tùy ý để
vào chiếc bánh tráng mỏng và cuốn lại, chấm nước tương, nếu thích cay dùng thêm
tí ớt, tí tỏi và nhấp thêm một chút rượu gạo, để dẫn đường làm cho miếng gỏi cá
cơm thêm thi vị. Tất cả các vị ngọt bùi, cay đắng, chua chát... tan vào miếng
gỏi cá cơm. Một bữa gỏi cho năm, bảy người không tốn kém bao nhiêu mà hương vị
của nó khiến ta nhớ mãi.
d. Mắm Nhum
Nhum
sống ở những gành đá ven bờ biển từ Bình Định đến Quảng Ngãi. Thịt nhum có thể
kho để ăn cơm, trộn trứng chưng cách thủỵ.., nhưng ngon nhất là làm mắm. Mắm
nhum sền sệt, mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân
Quảng Ngãi.
Nhum
là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, có họ hàng với trai, sò; sống ở những
gành đá ven bờ biển nước ấm, lẫn trong rong rêu.
Để làm
mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi
đem vùi vào bếp tro hoặc "giang" ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm
nhum chín, sền sệt, mầu đỏ đục như mắm sò Hải Vân, thơm rưng rức. Mặn, chua,
ngọt lẫn vào trong hương vị riêng của thịt nhum, tạo thành một thứ mắm đầy
quyến rũ. Mắm nhum ăn với bún tươi rất ngon. Nhưng ngon nhất là chấm thịt heo
ba rọi kèm rau sống cuốn bánh tráng.
Sản
lượng nhum đánh bắt không nhiều, nhum ta - nguyên liệu để làm mắm - lại càng
ít. Người ta làm mắm nhum chỉ để dùng trong gia đình và làm quà cho người thân,
bạn bè. Lượng mắm nhum bán ra rất ít ỏi và thường chỉ dành cho khách đã đặt từ
trước
IV. Bình Định
1. Vị trí địa lí
Bình Định là tỉnh
duyên hải miền Trung của Việt Nam.
Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp
trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp
tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung 63 km
(điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông). Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có
tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108o54'00 Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai
có đường ranh giới chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27'
Đông). Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông
là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn (có tọa độ: 13°36'33
Bắc, 109°21' Đông). Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của
các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào.
2. Địa hình:
Địa hình của Bình Định tương đối phức tạp, thấp dần từ tây
sang đông. Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là
vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là các
dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp; các đồng bằng lòng chảo, các đồng
bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng là cồn vát
ven biển có độ dốc không đối xứng.
3. Khí hậu:
Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Do sự
phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường
độ khá nhiều.
4. Đặc trưng văn hóa ẩm
thực Bình Định:
Giữa lòng Việt Nam có một vùng đất mang tên Bình Định. Từ
trong thế núi hình sông, dường như trời đất hữu tình muốn dành cho Bình Định
một dấu ấn riêng, nên sắp bày thiên nhiên vô cùng ngoạn mục: Từ đỉnh đèo An Khê
nhìn xuống, núi tiếp núi trong một trận đồ hùng vĩ, dòng sông Kôn dựng bao
ghềnh thác thượng nguồn, bồi đắp vỗ về bao làng mạc trước khi hòa vào biển cả.
Sông và núi vững bền mang trong nó bao trầm tích lịch sử và văn hóa: Bình Định
đất thơ, đất tuồng, đất võ. Không thể nói rõ rằng màu áo đỏ Tây Sơn hay gương
mặt cô gái Bình Định bí ẩn chập chờn tiếng trống trận Tây Sơn, và những
đường roi xé gió đã trở thành lời mời gọi lạ lùng, quấn quýt bao trái tim du
khách. Mỗi khi du lịch về với những làng xóm hiền hòa, để lại trong ký ức từng
ánh mắt, từng dáng đi của người Bình Định sâu lắng và còn có sự hấp dẫn về một
nền văn hóa ẩm thực, hun đúc từng nguồn nước sông Kôn, Bầu Đá, vạn Gò Bồi, mộc
mạc lưu truyền trong từng câu ca dao, thi ca dân gian Bình Định như rượu bầu
đá, nem chợ huyện, bún chả cá Quy Nhơn, bánh hỏi lòng heo, chình mun…
a.
Rượu Bầu Đá
Rượu Bầu Đá không chỉ độc đáo nấu bằng
nguồn nước, và phương pháp thủ công , mà còn bí ẩn ở cái nậm sành cổ, đặc trưng
cho văn hóa người Việt mà không loại rượu nào có được: mùi rượu thơm nồng, nước
rượu trong như pha lê, uống ngon, không biết say và quên cả đất trời.
Với rượu Bầu Đá , khi lỡ quá chén
cũng không đau đầu. Rượu rót ra chén sủi bọt tăm, uống vào không có cảm giác
nóng gắt cháy cổ mà ấm áp lan tỏa khắp cơ thể. Do vậy, ai đã từng một lần ghé
qua Bình Định, thưởng thức hương vị cay nồng đặc trưng của loại rượu này thì
không thể nào quên, ngày nay tiếng tăm rượu bầu đá đã lan rộng cả nước, trở
thành món quà không thể thiếu đối với du khách mỗi khi đến thăm Bình Định.
b.
Nem chợ huyện
“Nem chợ huyện vang rượu Bầu đá đệ nhất danh
tửu”
Ai
về Vinh Thạnh quê em
Ăn
nem chợ huyện xem đêm hát tuồng.
Theo văn hóa ẩm thực Bình Định, thôn Vinh Thạnh ngày
xưa là huyện lị Tuy Phước, có chợ huyện buôn bán sầm uất; đặc biệt là hát tuồng.
Hễ có hội là có hát. Ngoài thú xem hát tuồng còn có thú ăn uống. Món ăn có nhiều
nhưng đặc sắc nhất là nem chợ huyện, nem nổi tiếng từ xưa đến giờ.
Theo kinh nghiệm gia truyền nem ngon là nhờ vào cách
chế biến công phu nhưng yếu tố chính vẫn là thịt heo. Thịt nạc phải săn,
tươi, được cắt theo chiều ngang thớ thịt, để ráo nước rồi mới cho vào cối quết.
Trong lúc quết cần phải cho đường, muối vào với tỷ lệ nhất định. Nem tươi có
mùi vị thơm lừng, sau khi được nướng than ăn cùng với rau mùi, lá tía tô, rau
răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm hoặc xì dầu cộng vài tép tỏi, trái ớt.
Nem tươi ăn liền, ai muốn để dành hoặc làm quà cho người thân thì mua nem chua.
Nem chua là nem tươi được gói bằng lá vông; bên ngoài bọc lá chuối. Ngày nay,
người ta dùng lá ổi thay cho lá vông
nhưng gói lá vông ngon và dịu hơn. Sau khi gói được 3 ngày thì nem chín
và dùng được, có vị chua chua.
Nem chợ huyện vừa
ngọt vừa béo, dai mà giòn, đủ vị mặn, ngọt, chua và rất thơm ngon nên dù ăn nhiều
cũng không biết chán. Lột bỏ hai cuộn lá chuối bên ngoài, rồi đến lớp lá ổi bên
trong, ruột nem hồng hồng hiện ra xinh xắn đã thấy nước miếng tứa ra chân răng.
Cầm chiếc nem chấm vào chén xì dầu, cắn một miếng cùng một tép tỏi tận hưởng
cái cảm giác giòn giòn, vừa thơm, vừa nồng, ai thích cay thì cắn thêm lát ớt,
càng thêm nồng nàn.
Thực khách khi thưởng thức những mẫu nem cùng nhâm nhi
với ngụm rượu Bầu Đá thì không gì tuyệt bằng. Nem chợ huyện không chỉ được ưa
thích đối với người dân Bình Định mà còn là món ăn khoái khẩu của dân tứ xứ, thậm
chí còn “vượt biên” đến Tây, đến Tàu nữa.
V. Phú Yên
1. Vị trí địa lí:
Bắc giáp tỉnh Bình Định, Nam giáp Khánh Hoà, Tây giáp
Đắc Lắc & Gia Lai, Đông giáp Biển Đông. Nằm cách thủ đô Hà Nội 1.160km, Tp
Đà Nẵng 406km về phía Bắc, cách Tp Hồ Chí Minh 561km về phía Nam. Phú Yên có quốc
lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối Gia Lai, ĐT 645 nối Đắc Lắc,
phía Nam có cảng biển Vũng Rô có thể đón nhận tàu trọng tải 30 nghìn DWT; sân
bay Tuy Hoà nằm gần trung tâm thành phố có thể tiếp nhận máy bay cỡ lớn hoạt động.
2. Địa hình:
Phú Yên có 3 mặt là núi, phía bắc có dãy Cù Mông, phía
nam có dãy Đèo Cả, phía tây là mạn sườn đông của dãy Trường Sơn và phía đông là
biển Đông, địa hình có đồng bằng xen kẽ núi.
3. Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của
khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng.
4. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Phú Yên:
a. Dân dã
bánh tro Phú Yên
Bánh
tro, một loại bánh được làm bằng gạo nếp phổ biến ở 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên.
Và trong tất cả các buổi lễ, giỗ chạp, cưới xin thì lại càng không thể không có
món bánh tro để đãi khách. Chỉ nhìn vào dĩa bánh tro thôi thì khách đã có thể
đánh giá được sự chịu thương, chịu khó, sự đảm đang, khéo tay của người phụ nữ
chủ gia đình. Vì để làm được một chiếc bánh tro không phải là một điều đơn giản.
Khác
với cách làm bánh tro của Bình Định là có pha thêm bột lọc, đôi khi lại có thêm
nhưn đậu xanh, cách gói giống như gói bánh ít hay bánh ú. Bánh tro Phú
Yên chỉ làm thuần bằng gạo nếp, và gói chiếc bánh theo hình ống. Muốn có một
cái bánh tro ngon, trước tiên là phải lựa gạo nếp ngon, rặt, không bị lộn gạo.
Sau đó
đem ngâm với nước vôi ( gạn lấy nước trong) để một đêm, vớt ra vút gạo nếp lại
cho sạch rồi ngâm tiếp với nước tro (dùng tro củi, chứ không dùng tro than)
thêm một đêm nửa, vớt ra rửa lại gạo cho sạch, để ráo, dùng lá cau, hay
lá dừa (ngày nay do lá cau hơi bị hiếm nên người ta thường gói bánh bằng lá chuối),
để gói thành cây bánh to hơn ngón tay cái, dài chừng 30cm rồi đem nấu. Và để
chiếc bánh có được màu nâu đỏ, khi xếp bánh vào nồi, người ta thường xếp cứ một
lớp bánh, một lớp măng khô và nấu trong chừng 4 tiếng đồng hồ là được. Một chiếc
bánh tro đạt yêu cầu là khi cắt lát bánh ra, thì bánh phải dẻo và mịn.
Bánh
tro, chỉ nội cái tên của nó thôi cũng đủ để thấy đó là một món ăn của người quê
chân chất. Và có thể nói không ngoa rằng đó là một món bánh thuần Việt 100%.
Không hề có bất kỳ yếu tố ngoại lai nào lẫn vào trong chiếc bánh tro dân dã của
vùng Phú yên- Bình Định. Nhìn những lát bánh tro có màu nâu đỏ trông thật bắt mắt
được xếp chung quanh dĩa, kèm một ít đường cát trắng. Cầm miếng bánh tro, chấm
một ít đường, đưa vào miệng nhai một cách chậm rãi, bạn sẽ cảm thấy cái vị bùi
bùi, dẽo thơm của gạo nếp, cái nhân nhẩn của măng, vị ngọt của đường hòa lẫn
vào nhau khiến cho bạn có cảm giác như có cái mùi hương thoang thoảng của cả một
cánh đồng lúa chín ngạt ngào ùa về trong vị giác của bạn…Tuy nhiên theo những bậc
cao niên thì bánh tro phải ăn kèm với đường mật mía thì mới đúng kiểu của nó.
Như
đã nói ở trên, chiếc bánh tro không thể nào vắng mặt trong tất cả các buổi tiệc
cưới xin, giỗ chạp của người dân Phú Yên, vì chính ở đó, những người phụ nữ
thôn quên chân chất, quanh năm bám với ruộng đồng mới có thể thể hiện được sự
khéo tay, đảm đang của mình qua từng lát bánh. Mời bạn, nếu có về thăm vùng đất
Phú Yên, nhớ tìm cho được một cái bánh tro để có thể thấy được tình quê trong
món bánh thuần Việt, dân dã của người quê Phú Yên.
b.
Sò huyết Ô Loan
Nghe
nói Tản Đà tiên sinh từng đến Phú Yên, ra tận bãi giành, mang theo các món phụ
gia, tự tay cạy mặt con hàu trên đá, cho chút muối, chút tiêu, chút chanh vào rồi
múc lên… xơi tái.Giữa cảnh trời nước bao la, sóng gió ì ầm, tiên sinh chậm rãi
hớp một ngụm rượu, loại rượu tăm thượng hạng, ngâm nga:
“Đời đáng chán hay không đáng chán
Cất chén quỳnh xin hỏi bạn tri ân.
Chán thế nào được nhỉ? Thích quá, phấn khích quá đi chứ!”
Tiên sinh ngâm
tiếp:
“Lấy chí vui với thu tàn.
Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hàu.”
Thế
là con hàu Ô Loan có cái hân hạnh đi vào thơ Tản Đà. Hai câu này chưa đọc thấy
trong xuất bản phẩm nào của tiên sinh, chỉ trích lại qua các tác giả khác viết
về ẩm thực và xin tin theo. Tiếc là trong kho tàng văn chương của thi sĩ tửu đồ
“thi trung hữu hàu” mà không có “thi trung hữu sò”. Một khi tiên sinh không nếm
món cước cá Phú Câu, món hàu Ô Loan thì phải nếm món sò Ô Loan nữa chứ, vì sò nổi
tiếng hơn hàu.
Sò
ăn ngon phải vào mùa nồm nam thổi, ngọn gió lay gờn gợn mặt đầm ít nước. Lúc
này nhiều sò lớn và béo nhờ rong tảo đang thời kì phát triển. Con sò ở độ vừa
ăn lớn khoảng bằng hai ngón tay cong lại. Tách đôi lớp vỏ cứng có mang những hình
khía rẻ quạt ra, bên trong thịt sò màu hồng tươi, chen lẫn màu tím sẫm và màu
ghạch vàng. Đó là sò huyết. Thứ cấp còn có con sò lông, trên vỏ có những sợi
lông và con sò điệp, vỏ láng màu trắng ngà.
Đem
sò về nhà chà cho sạch vỏ, ngâm cho nhả bùn. Lò than lửa vừa hồng. Trong cái
chén của mỗi người sắp sẵn vài cọng rau thơm, vài hạt đậu phụng rang. Con sò
huyết đặt trên vỉ đang độ chín tới, hé vỏ, tươm nước, ta dùng chiếc muỗng nhỏ nạy
phần thịt bỏ vào chén. Vài giọt chanh, một chút muối tiêu, rồi bánh tráng nướng.
Giữa lòng chén ta đã có đủ mùi đời. Sò huyết dai dai, ngọt ngọt. Muối mặn, tiêu
cay, chanh chua, rau thơm, đậu phụng bùi và bánh tráng giòn.
“Tửu hồ khuynh bạch tuyết hòa bôi…”
(Nghiêng
bầu rượu cạn, rượu trong suốt chảy vào lòng cốc như tuyết trắng hòa tan).
Sò,
hàu, điệp còn dùng làm món cháo ngon và bổ dưỡng…Nửa đêm ngồi nhắm sò uống rượu
tại khối đá Hòn Chồng, nghe tiếng gió và tiếng sóng, chợt nghĩ có thể ví âm
thanh giao hưởng này với tiếng chuông đá của Tô Đông Pha trong bài kí: chơi núi
Thạch Chung: “Sĩ đại phu không mấy ai chịu
bơi thuyền chơi đêm ở nơi tuyệt bích cho nên không ai biết. Còn những người
đánh cá thì biết mà không nói ra lời, không viết thành bài được, bởi thế trong
đời không truyền vậy…” (Phan Kế Bính dịch). Phong cảnh hữu tình và bằng hữu
thâm tình.
VI. Khánh Hòa
1. Vị trí địa lí:
Tỉnh
Khánh Hòa ở về phía khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam,
phía Bắc giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa
và Tây Hòa
của tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp hai huyện M'Drăk
và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk,
phía Nam giáp huyện Bác Ái và Thuận Bắc
của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng,
phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách
thủ đô Hà Nội
1.278 km đường bộ.
Khánh
Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa
độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ
Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ
Đông. Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi
trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực đông trên đất liền
của Việt Nam.
Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng
90 km.
2. Địa hình:
Là
một tỉnh nằm sát dãy Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng
bằng rất hẹp, chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị
chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển.
3. Khí hậu:
Khánh
Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn.
4. Đặc trưng văn hóa ẩm
thực Khánh Hòa:
Bánh canh chả cá Nha Trang là món ăn đặc sản mà khách
đến vùng biển này phải tìm ăn bằng được Chả cá Nha Trang nổi tiếng ngon do làm
từ cá tươi, từng đĩa chả cá chiên vàng, được bày trên bàn các hàng bánh canh,
bún cá buổi chiều rất hấp dẫn.
Cá để làm chả thường là các loại cá ngon: cá mối, cá
thu, cá thửng, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ... nhưng ngon nhất để làm chả
là cá thu, cá mối, cá rựa.
Chả cá có hai loại chả hấp và chả chiên, có người
thích ăn chả chiên vì nó thơm, có người thích ăn chả hấp vì nó ngọt. Dù là
chiên hay hấp, chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau: dai, mềm, ngọt vị
cá, đậm đà hơn nếu chấm một chút xíu nước mắm tỏi ớt đậm đặc.
Làm chả cá rất đơn giản, tuy có hơi nhọc công bởi khâu
giã cá: cá tươi, rửa sạch, nạo lấy thịt. Hành, tỏi tiêu, gia vị giã nhuyễn, bỏ
cá đã nạo vào cối quết thật nhuyễn, món chả cá càng quết nhuyễn thịt càng dai,
quết đến khi thật nặng tay thì thôi. Chả được vê lại thành vê để chiên. Nếu là
chả cá hấp thì cho thêm ít mỡ khổ xắt hột lựu, một ít nấm mèo xắt nhỏ trộn đều,
hấp đến khi gần chín đập vào một cái trứng cho bề mặt có màu vàng. Chả cá là
nguyên liệu chính của món bánh canh hay bún cá.
Cá sau khi đã lóc hết thịt, lấy xương, xương ninh lấy
nước, nồi nước ngọt bởi xương cá, nêm gia vị tùy theo bánh canh hay bún cá. Nếu
bún cá thì khi ăn cho vào ít hành tây, cà chua và ăn kèm với rau sống. Bánh
canh thường có ba loại: bánh canh bột gạo, bánh canh bún và bánh canh bột lọc.
Bột lọc được làm bằng bột mì hay bột năng và bánh canh bột lọc thường phải nấu
với cua. Bánh canh bột gạo làm như làm bánh phở; bánh canh bún là một loại bún
cọng to. Buổi xế chiều từng hàng bánh canh, bún cá được dọn ra, trên bàn là đĩa
chả cá chiên vàng, một khay chả cá hấp mầu vàng óng, một thau nhỏ vừa hành lá xắt
nhỏ, vừa hành củ được chẻ thành sợi, một hủ hành khô phi vàng, cạnh đấy là đĩa
chanh được cắt thành từng miếng nhỏ và tô nước mắm ớt tỏi đậm đặc. Bà bán hàng
múc tô bánh canh nghi ngút khói, bỏ vào một nhúm chả cá chiên đã xắt thành từng
miếng nhỏ, cho vào một ít hành lá, một ít hành củ, rưới thêm tí tiêu, bỏ thêm
ít hành phi...Thực khách vắt vào tô bánh canh một miếng chanh, cho thêm chút mắm
ớt, tỏi, xì xà, xì xụp húp, kêu thêm một đĩa chả cá hấp, bên trên phủ một lớp
hành tây thái mỏng, chấm với nước mắm ớt tỏi đậm đặc. Chỉ có hai ngàn đồng một
tô bánh canh, đĩa chả cá hấp một ngàn đồng.
Ăn xong thực khách hài lòng với món ăn dân dã mà đầy
hương vị.
b.
Yến sào
Người
dân Khánh Hòa vẫn tự hào mình là quê hương “xứ trầm - biển yến”. Điều đó được
xác lập bởi nghề khai thác yến ở Khánh Hòa có lịch sử hơn 600 năm. Gắn liền với
nghề có những nét văn hóa tâm linh rất đặc biệt, tiêu biểu là đền thờ Bà chúa đảo Yến ở Hòn Nội. Hiện
nay, Khánh Hòa là địa phương có sản lượng yến sào lớn nhất Việt Nam, chất lượng
yến sào của Khánh Hòa cũng ở hàng bậc nhất thế giới…
“Yến sào Hòn Nội, vịt lội Ninh Hòa, tôm hùm
Bình Ba, nai khô Diên Khánh” Câu dân gian đã có từ lâu và cho đến bây giờ
vẫn lưu truyền trong mọi người. Yến sào có tác dụng bổ dưỡng cao, làm cường
tráng, dai sức, kích thích
tiêu hóa, giúp an thần, gây ngủ, cầm máu, chữa được bệnh ho, thổ huyết, kiết
lỵ. Đây là vị thuốc bổ rất tốt cho người ốm yếu, cao tuổi, sản phụ băng huyết,
trẻ em suy dinh dưỡng. Ngày qua ngày, chim yến hàng (loài chim sống ở biển miền
Trung và các đảo) miệt mài nhả dãi (nước bọt) thành những vòng tròn xoáy trôn
ốc để xây nên những chiếc tổ xinh xắn mà nếu bị lấy đi, chim lại tiếp tục không
nản làm lại tổ khác để duy trì nòi giống.
Tổ
chim yến còn có tên dân dã là tai yến (vì tổ nom giống như tai người), còn
trong y học cổ truyền và giao dịch kinh tế, nó được gọi là yến sào (yến: chim
én, sào: tổ). Tổ yến được khai thác làm hai đợt. Đợt thứ nhất vào tháng 3 trước
khi chim đẻ trứng. Đợt thứ hai vào tháng 7-8 sau khi chim non rời tổ, tự bay và
kiếm mồi. Chính việc khai thác hợp lý này đã tạo điều kiện thuận lợi cho đàn
chim phát triển (dưỡng chim).
Tổ yến
hình nôi tròn hoặc bầu dục, cong bán nguyệt, màu trắng xám, có khi màu hồng
hoặc đỏ, to bằng nửa quả trứng vịt, dài khoảng 7 cm, rộng 5 cm, nặng độ 10 g.
Đôi khi có những tổ to, dày, nặng khoảng 18-20 g mà người ta cho rằng đó là tổ
do chim xây lần đầu, những lần sau làm lại tổ nhỏ dần và mỏng. Lại có nhận định
là tổ to do chim trẻ làm và tổ nhỏ do chim già làm.
Tổ yến
khai thác về được chải sạch chất bẩn, nhặt hết lông tơ, rồi phân thành nhiều
loại như sau: Yến huyết có màu đỏ tươi, mép có viền trắng, được xếp vào loại
thượng hạng. Loại yến này rất hiếm gặp, thường mỗi vụ thu hoạch chỉ được vài
trăm tổ. Theo các nhà khoa học, tổ yến có màu đỏ là do vách đá nơi chim yến làm
tổ có nhiều oxyde sắt, còn theo truyền thuyết dân gian thì do chim cố gắng hết
sức để làm tổ nên bị ra máu. Yến quang hay yến bạch là tổ làm lại lần thứ hai,
to dày, màu trắng trong, nặng 10-12 g, là loại một. Yến thiên màu trắng đục,
xanh hoặc vàng, nặng 9-10 g, loại hai. Yến địa màu xám, tím hoặc đen nhạt, nặng
6-7 g, loại ba (tổ của chim già). Ngoài ra, còn có yến bã trầu màu hồng, yến
bài là tổ chưa làm xong hoặc bị vỡ, yến mao là tổ mới làm lần đầu, yến xiêm là
tổ rất bẩn, dính đầy lông (ít được dùng).
Cách
chế biến tổ yến: Ngâm tổ trong nước lã 3-4 giờ hoặc nước nóng 1/2-1 giờ, khi
thấy các sợi dãi đã rã ra thì vớt lên (có thể xoa ít dầu lạc), nhặt hết lông
chim, rác rưởi, rêu núi và các chất bẩn khác còn bám vào. Thay bằng nước lã,
khỏa đều. Cứ thế rửa sạch nhiều lần, để ráo nước. Lúc này, sợi yến có màu trắng
lục nhạt, nhỏ và dai giống như sợi miến.
Tổ yến
có hàm lượng protein khá cao (43-55%, nhiều hơn thịt, cá) và các acid amin rất
cần thiết cho cơ thể con người, không thay thế được và như cystein,
phenylalamin, tyrosin.... Nó cũng chứa đường glucose với hàm lượng cao; lượng
mỡ thấp, và các vitamin B, C, E, PP; các muối natri, sắt, phosphor; các nguyên
tố vi lượng. Về mặt thực phẩm, yến sào được liệt vào hàng “cao lương mỹ vị”, là
một trong 8 món ăn nổi tiếng (bát trân) cùng với bào ngư, hải sâm, vây cá mập,
đế chân voi, bàn tay gấu...
Dùng
riêng, yến sào sấy khô, tán bột mịn, uống mỗi ngày 6-12 g. Dùng liền 7-10 ngày.
Dùng phối hợp, yến sào (được yến huyết càng tốt), tắc kè, tử hà sa (rau thai
nhi), ngưu hoàng lượng bằng nhau, sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với mật
làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 20 viên chia làm 2 lần. Có thể dùng yến sào dưới
dạng món ăn - vị thuốc theo các phương cách sau:
·
Yến thả: Sợi yến hấp cách thủy cho
chín (không nấu trực tiếp với nước vì dễ bị nát và mất chất bổ) được xếp vào
bát con, rải thịt gà xé lên trên, rồi chan nước luộc gà thật nóng. Thêm gia vị
cho đủ ngọt, ăn làm một lần.
·
Yến tần: Sợi yến nhồi vào bụng chim
bồ câu đã làm thịt sạch cùng với ít gạo nếp, đậu xanh, mộc nhĩ hoặc nấm hương,
gia vị. Hầm cách thủy cho chín nhừ. Ăn trong ngày.
·
Chè yến: Sợi yến đã hấp cách thủy cho
vào bát con. Đường kính nấu với nước đến sôi, bắc ra, cho lòng trắng trứng và
vỏ trứng tán vụn để quyện lấy tạp chất. Lọc thật trong, rồi dội vào bát yến. Ăn
khi chè còn ấm.
Có
người còn hấp sợi yến với đường phèn và ít sâm hoặc nước dừa. Trong dân gian,
người ta dùng cả máu yến (yến huyết), phân yến (yến thỉ), thịt chim yến (yến
nhục) và tổ yến trong đó có xác của chim yến non mới nở (sào nội yến tử). Phân
chim yến 30 g (phơi khô, sao vàng, tán bột) trộn với tỏi (3 củ) giã nát, thêm
hồ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 3 viên với nước ấm, chữa ngộ độc.
VII. Ninh Thuận
1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh
Khánh Hoà, Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía
đông giáp biển Đông.
Diện tích tự nhiên 3.360 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố
và 6 huyện. Thành phố Phan Rang Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung
tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km,
cách sân bay quốc tế Cam Ranh 60 km, cách thành phố Nha Trang 105 km và cách
thành phố Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã
hội.
2. Địa hình:
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, với 3 dạng địa
hình: Núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm
22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
3. Khí hậu
Ninh Thuận nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới
gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều và bốc hơi mạnh, không có mùa
đông. Mỗi năm có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
4. Đặc trưng văn hóa ẩm
thực Ninh Thuận:
a.
Món thịt dê, cừu
Đến với ninh thuận
chúng ta phải kể đến món ăn đặc biệt nổi tiếng được chế biến từ thịt dê, trừu
(hoặc cừu) cũng là một nghệ thuật ẩm thực không kém phần hấp dẫn mà du khách
mỗi lần đến Ninh Thuận không thể bỏ qua. Hiện nay, tại tháp Pôsanư, du khách
đến tham quan sẽ được đãi món thịt dê truyền thống của đồng bào Chăm. Sau khi
thưởng lãm chương trình nghệ thuật ca múa nhạc Chăm, du khách được mời đến khu
vực ẩm thực để thưởng thức món ăn Chăm.
Món đầu tiên là dê nướng xiên. Thịt dê được ướp gia vị truyền thống của
người Chăm có hương vị rất đặc biệt, đậm mùi sả và riềng, có vị cay. Món thịt
dê luộc khá dân dã nhưng ăn không ngán nhờ phần da dòn. Món thứ ba là rau sống
ăn kèm với nước xúp cũng nấu từ nước luộc dê. Món thứ tư có thể ăn no là bún ăn
với cà ri dê nấu cùng các loại khoai và nước cốt dừa, khá béo.
Nếu như đồng bào Chăm ở Châu Giang (An Giang) có những món ăn đặc trưng,
nổi tiếng nhất là món tung lò mò (lạp xưởng bò), món ga pội (giống cà ri), cơm
nị cà púa thì người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận có nhiều món ngon từ thịt dê,
có lẽ ảnh hưởng nền văn hóa du mục.
b.
Dông xào sả ớt, món ngon
vùng đồi cát
Con dông - một
trong những đặc sản của xứ sở xương rồng-thường sống ở những động cát của vùng
đồi cát ở 2 tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận.
Dông có thể chế biến thành nhiều món: gỏi, nướng mọi, nướng sả ớt, rô ti,
hấp, chả dông, cháo dông… Tuy nhiên, một trong những món dông khiến cho du
khách gần xa không thể nào bỏ qua khi về Phan Rang, quê hương của con dông đồi
cát: Dông xào sả ớt.
Thoạt nhìn, con dông gần giống như
tắc kè. Tuy nhiên da của con dông không sần sùi như da tắc kè mà trơn láng hơn.
Dông đực thường to con hơn dông cái. Thịt dông trắng , săn và ngọt. Thịt của
con dông nhiều nhất và ngon nhất là ở phần đuôi. Mua dông về, người đầu bếp
thường để nguyên con, dội nước sôi rồi lột da, bỏ ruột, bỏ đầu, dùng dao bằm
nhuyễn, ướp với sả xay cùng ít nước mắm ngon, ớt xắt nhỏ, gia vị để chừng 10
phút cho thấm đều. Xong rồi trút tất cả vào chảo dầu đang sôi, đảo đều chừng 10
phút để thịt chín là có thể xúc ra dĩa, rắc đậu phộng rang vàng lên trên cùng
với một ít rau húng. Cuối cùng, để thêm phần bắt mắt, ngừơi ta điểm xuyết thêm
vài lát ớt khoanh chín đỏ lên trên.
Món dông xào sã ớt phải ăn nóng mới ngon và dùng bánh tráng nướng để ăn
kèm. Món nước chấm được dùng để tạo thêm hương vị thơm ngon của món dông xào sả
ớt là nước tương. Bởi chỉ có nước tương mới tạo được vị đậm đà cho món món dông
xào sã ớt này.Miếng bánh tráng dòn tan cộng với vị ngọt, bùi của miếng thịt
dông xứ nóng khiến cho bạn chỉ nếm một lần thôi nhưng chắc chắn sẽ không bao
giờ quên được.
Ngày xưa con dông được người dân xứ nóng đưa lên hàng đặc sản, chỉ có khi
khách quý đến nhà mới ra động cát tìm bắt vài con dông về để làm món dông xào
sả ớt đãi khách. Con dông chuyên sống trong hang cát, nó chỉ ra khỏi hang từ
sáng sớm và tìm ăn những chồi non của cỏ, vì thế mà con dông đã từng được người
dân xứ nóng xem như một vị thuốc bổ. Nếu may mắn mà bắt được con dông cái đang
có chửa thì quả là tuyệt hảo, vì theo những người sành ăn thì món trứng dông
mới là ngon nhất, trứng dông rất béo nhưng không ngậy, khiến cho người ăn không
biết ngán, trứng dông đáng được liệt vào hạng sơn hào, hải vị.
Ngày nay, con dông trong tự nhiên đã không còn nhiều như trước. Tuy nhiên
những người nông dân xứ nóng vốn nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị
trường đã tìm ra cách nuôi dưỡng, thuần hóa buộc con dông phải sinh sản trong
môi trường nuôi nhốt. Nhờ thế mà ngày nay khi về nghỉ ngơi, tắm biển ở Phan
Rang, đến bất cứ nhà hàng nào, bạn cũng có thể gọi cho mình món dông xào sã
ớt. Và khi đã ngồi trước một dĩa dông xào sả ớt đang tỏa mùi thơm, thì
chắc chắc rằng bạn không thể nào đủ can đảm từ chối dù bạn chưa bao giờ biết
thế nào là con dông.
VIII. Bình Thuận:
1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Bình Thuận là
một tỉnh duyên hải, có kinh độ: 1070
24’E - 1080 23’E và vĩ độ: 10033’N - 11033’N. Đông và đông nam giáp biển Đông,
bắc - tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, đông - đông bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, tây -
tây nam giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Diện tích tự nhiên:
783.000 ha. Bình Thuận có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Chăm, Hoa, K'Ho, Chơ
Ro...
2. Địa hình:
Địa hình chia làm 3 vùng: rừng núi,
đồng bằng, ven biển. Có nhiều nhánh núi đâm ra biển, tạo nên các mũi La Gàn,
Mũi Nhỏ, Mũi Rơm, Kê Gà... Các con sông chảy qua Bình Thuận: La Ngà, sông Quao,
sông Công, sông Dinh. Tỉnh có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua, cách thành
phố Hồ Chí Minh - một trung tâm văn hóa kinh tế lớn của đất nước, khoảng 200
km.
3. Khí hậu:
Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt : mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
4. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Bình Thuận:
a.
Nước mắm Phan Thiết
Nước mắm Phan Thiết là một thương
hiệu nước mắm (nước cốt chiết xuất từ cá ngâm muối) ngon của tỉnh Bình Thuận,
tỉnh cực nam của miền Trung Việt Nam. Nước mắm ở Phan Thiết được xếp
vào loại “lão làng” và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường trong nước.
Nước mắm ở đây đã
có từ thời Phan Thiết có tên là Tổng Đức Thắng (1809). Những nhà làm nước mắm
khi đó đã làm được nhiều nước mắm và bán ở Đàng Ngoài.Nước mắm Phan Thiết chủ
yếu được làm từ cá cơm và muối hạt. Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu,
cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép… nhưng ngon nhất là cá cơm than
và sọc tiêu.
Cá cơm, xuất hiện từ tháng tư cho đến
tháng tám âm lịch, là loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc
đũa, nhưng phân rã thành mắm nhanh, nên thời gian thành nước mắm cũng ngắn. Tuy
nhiên, nhiều nhà làm nước mắm lâu năm cho biết chất lượng còn phụ thuộc vào
thời gian đánh bắt cá, nhất là cá tháng tám, con nào cũng đều béo mập thì nước
mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất.
Làm nước mắm ngon
cũng là một nghệ thuật. Theo thời gian, chất nước cá ứ ra được đưa ra ngoài theo
một lỗ được đục ở đáy thùng xuống thùng hứng. Nước mắm không lấy một lần mà
phải lọc đi lọc lại nhiều lần. Từ thùng hứng chuyển lại thùng mắm cái để nước
mắm thấm qua lớp cá rồi đi ra thùng hứng như cũ. Việc làm xoay vần như thế và
mỗi ngày làm một lần. Chừng năm hôm sau là nước “chín”, tức đã thành nước mắm.
Nước mắm có thể phân loại thành:
“nước bổi”, “nước đục” và “nước nhỉ”. Nước bổi là nước muối, rửa cá lúc cá còn
tươi. Nước đục là nước bổi đã đi qua lớp cá đã muối, màu nước đục nhưng vị đã
ngon. Nước ép, hay nước nhỉ, là nước đục đưa vào thùng mắm cái, đóng lù lại vài
ba hôm rồi cho mắm rỉ ra từng giọt, phải mất mươi hôm mới lấy hết nước. Đây là
tinh hoa của nghề làm nước mắm. Nước trong veo màu hổ phách toả ra mùi thơm
phức, có độ đạm 30 độ. Người ta đánh giá chất lượng nước mắm bằng cách ngửi,
nếm hay ăn thử.
Một năm Bình Thuận
sản xuất được khỏang gần 30 triệu lít nước mắm và nước mắm giờ đây được bán đi
khắp nơi. Khi đến du lịch ở Phan Thiết du khách có thể nhàn tản dạo bộ trên các
con đường quanh phố chợ, dọc sông Cà Ty để mua những chai nước mắm ngon mang về làm quà.
b.
Thănh long – loại cây đặc
trưng của Bình Thuận
Đi đến đâu trên
vùng đất Hàm Thuận Nam
- tỉnh Bình Thuận, bạn cũng có thể bắt gặp những cánh đồng thanh long phủ xanh
bạt ngàn. Thanh long ở đây không chỉ nhiều mà còn nổi tiếng nhất nước bởi vị
ngọt thanh.
Đến Bình Thuận
những ngày này bạn sẽ bất ngờ với hơn 20 loại món ăn khác nhau như gỏi thanh
long, thanh long kho tộ, thanh long um sườn non, chè thanh long...
Nhưng ngon nhất
phải kể đến món thanh long xào lăn. Vị béo của nước cốt dừa hòa quyện với vị
ngọt của trái thanh long vừa chín tới, tạo ra mùi vị rất độc đáo. Nếu đã một
lần thưởng thức, bạn khó có thể nhầm lẫn với các món khác.
Để chế biến món ăn từ thanh long được ngon, thì khâu lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng, tùy theo món ăn và sở thích của du khách mà đầu bếp lựa chọn trái vừa chín tới hoặc còn xanh để món ăn khi nấu chín sẽ không quá chua hoặc quá nhão.
Salad thanh long Sinh tố thanh long
Ẩm thực ở Hàm
Thuận Nam
có nhiều cái mới, nhưng mới và hấp dẫn nhất phải kể đến món cá biển nhúng...
nước biển. Đây là món ăn dân dã bắt nguồn từ những ngư dân đi biển. Chế biến
món này rất dễ dàng.
Đi dọc theo bờ
biển Hàm Thuận Nam
(khu Hải đăng Kê Gà), bạn hãy chọn những chú cá mối tươi rói vừa được đánh bắt
lên, cho lên vỉ, nướng trên bếp than. Khi cá vừa chín vàng, nhanh tay nhúng cá
vào thau nước biển. Nước biển mặn đủ để phần vảy và da ngoài bong ra, và cá
được cho lên bàn tiệc chờ khách thưởng thức. Bình Thuận cũng nổi tiếng với món
gỏi ốc. Đó là những món ăn mà thực khách phương xa nếm một lần sẽ phải nhớ
mãi...
Tây Nguyên
1. Vị trí địa lý:
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và
Đông Bắc Campuchia. trong khi Kon
Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và
Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.
2. Địa hình và khí hậu:
Tây Nguyên lại có thể
chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây
Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung
Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương
ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao
hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở
độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những
cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam
còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong
phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là
mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn.
Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh
sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh
Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với
dân tộc Việt (Kinh)
ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông...
Chính quyền Việt
Nam cộng hòa gọi
chung những dân tộc này là "đồng bào sắc tộc" hoặc "người
Thượng"; "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người
Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ
những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung.
3. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Tây
Nguyên:
a. Rượu cần:
Rượu cần là thứ đồ uống quý có trong tất cả các gia đình người Tây
Nguyên dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi
khách. Rượu cần được quý vì nhiều lẽ. Người dân Tây Nguyên cho rằng rượu của họ
là do Giàng (trời) bày cho cách làm, mỗi khi cúng Giàng hoặc tế lễ thần linh
phải có rượu cần thì lời cầu nguyện mới linh nghiệm. Thứ nữa, rượu cần được làm
khá công phu bằng nguyên liệu là lương thực, thứ sản phẩm nuôi sống con người.
·
Cách làm rượu cần: Mỗi dân
tộc có một cách làm rượu cần riêng.
Tại Tây Nguyên, rượu cần thường được các dân
tộc như K’Ho, Giarai, Rhade làm bằng bắp ngô, củ sắn hoặc gạo tẻ, khi có lễ đặc biệt quan trọng thì dùng gạo nếp.
Phương
pháp làm rượu đơn giản, gạo nấu thành cơm rồi trộn với trấu, dàn mỏng rồi phơi. Men rượu được người dân tộc chế từ vỏ cây
hiam lấy trong rừng trộn với bột ớt, bột gừng, riềng, bột gạo, một số thứ lá và
rễ cây khác, trộn với nước và vắt thành từng bánh nhỏ, phơi thật khô, sau đó để
từ 10–15 ngày giã nhỏ rắc lên trên nia cơm, sau đó trộn thêm một lần trấu nữa
rồi đổ vào ché trấu ủ từ 1 đến 2 ngày, lấy lá chuối khô ủ kín. Sau một tháng
đem ra dùng, khi uống lót lá chuối tươi ở trên, đổ nước lá đầy ché, dùng cần
cắm xuyên qua các tầng lá xuống đấy ché, uống cạn đến đâu lại chế thêm nước lã
đến đấy.
Riêng dân tộc Cil ở thông Mawngline (Đà Lạt) lại dùng một loại men
rừng đặc biệt: đó là rễ và bông của atiso rừng. Khi cây atiso rừng bắt đầu ra
hoa và cho nhựa, những người làm rượu cần vào tận rừng sâu để tìm rễ và bông
của loại cây này mang về phơi khô và giã thành bột để làm men. Đây là loại men
có tính độc mà đồng bào còn gọi là “ pơ
ngai”. Loại men này có thể gây chết người
ở liều lượng cao. Tuy nhiên ở liều lượng nhỏ, nó chỉ làm cho tâm hồn
ngất ngây mà thôi. Kế đến lấy bột men trộn đều với cơm gạo, nếp hoặc bắp…sau đó
giã thành bột và tạo thành những “vú men” cỡ như cái chén, đem hong trên bếp
lửa và sau một thời gian ngắn sẽ hóa thành men có màu trắng đục. Đây mới chính
là loại men rừng dùng để làm rượu cần đúng nghĩa.
Rượu cần người Thái làm khá cầu kỳ, gọi là "láu xá". Men rượu làm toàn
bằng những thứ lá và quả từ rừng sẵn có (gọi là men lá). Những thứ quả lá chủ
yếu gồm có: bơ hinh ho, khi mắc cái, củ riềng, lá trầu không, quả ớt... những
thứ này được giã đều cho thật nhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành từng miếng
tròn dẹt như bánh rán, đem ủ với rơm, xếp từng lớp đều nhau. Khi đã ủ kỹ từ 15
đến 20 ngày có mùi men bốc lên họ đêm phơi lên gác bếp cho khô. Khi cần dùng
đem giã nhỏ rắc vào cái rượu, mỗi mẻ rượu cần từ 7 đến 9 bánh, cái rượu được
làm bằng vỏ sắn củ khô gọt ra đem ngâm ở suối ba ngày ba đêm cho hết mùi bồ
hóng và độc tố của sắn. Vớt lên phơi khô trộn với trấu lẫn tấm đưa lên
"hông" (dụng cụ hấp, đồ) đồ cho chính, sau đó đổ xuống mẹt hoặc lá
cót để cho thật nguội đem men rắc đều từng lớp, tiếp tục ủ bằng lá chuối hoặc
lá rừng (bỏ nhum, bơ cá) để rượu bốc men rồi đem bỏ vào từng chum, lấy lá chuối
hoặc mảnh ni lông bịt kín (nếu để hở hơi rượu sẽ bị chua). Khi đã ủ vào chum từ
25-30 ngày rượu có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Ngoài
sắn khô người ta còn làm bằng loại ngũ cốc khác như ngô, hạt ý dĩ củ dong riềng.
Việc làm rượu cần còn phụ thuộc rất nhiều vào những chiếc chóe.
Chóe càng cổ, rượu càng ngon vì ruột những chiếc chóe cổ không tráng men, dễ
dàng để cho men rượu bám và lên men.
·
Văn hóa uống rượu cần của
người Tây Nguyên:
Trong văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, dù nhà rông hay của làng hay là nhà sàn của từng gia đình, luôn luôn có một cây cọc uống rượu. Cọc
uống rượu của gia đình thường chỉ nhô lên mặt sàn chừng 1 mét, nhưng ở nhà rông
thì cao vút đến tận nóc, trên đầu cây có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc
sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy trên
miệng, đổ đầy nước, để chừng 1 giờ đồng hồ cho rượu ngấm. Nước múc ở những con
suối trong veo, đựng trong những trái bầu khô, vỏ lên nước đen bóng, như gỗ
mun. Cần uống rượu là những đoạn trúc được thông ruột, dài chừng một mét.
Uống rượu cần có những nghi lễ độc
đáo. Chủ nhà mở chóe rượu và đọc lời cầu khấn Giàng đem lại sức khỏe, may mắn cho khách.
Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ rồi nâng cần
trao cho khách. Khách nên đỡ lấy cần bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần,
tay phải cầm phần thân cần sát miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Chủ
nhà sẽ thân chinh hoặc cử một người, thường là những thiếu nữ mặc váy thổ cẩm
thêu hoa văn xinh đẹp, cầm ca (trước kia thường dùng sừng trâu) tiếp nước vào
chóe. Người Tây Nguyên uống rượu rất công bằng, cách rót nước như vậy gọi là
đong “kang”. Khi rót hết nước trong ca, nghĩa là khách đã uống hết phần rượu.
Ngoài ra cũng thường thấy để xét công bằng về lượng rượu cho mỗi người, chủ nhà
dùng cành cây gác ngang miệng chóe, có nhánh cắm xuống mặt nước một đoạn chừng
một phân. Khi người uống hút rượu, mực nước thấp xuống, đến đoạn đầu nhánh cây
là đủ phần mình.
Khác với các dân tộc
khác, người Êđê và M’nông chỉ dùng một chiếc cần duy nhất để uống. Thứ tự uống cũng
khác: khi thầy cúng cúng xong, mọi người vít cần uống rượu theo thứ tự nữ uống
trước, nam uống sau hoặc theo thứ tự chủ nhà, thầy cúng, anh hoặc em bà chủ
nhà, người già, nếu có khách quý thì chủ nhà uống xong cầm cần mời khách. Đều
hết sức đặc biệt là cần rượu duy nhất đó không bao giờ rời khỏi bàn tay con
người, ai đó mà thả cần rượu ra khỏi tay là thất lễ với chủ nhà. Khi trao cần
rượu cho người khác phải dùng đầu ngón tay bịt lỗ đầu cần.
Rượu cần người Mường
không phải là đồ uống hàng ngày mà chỉ khi nhà có đông khách quý, dịp lễ tết, hội hè, người
Mường mới tổ chức uống rượu. Khi uống phải có đông người, càng đông càng vui. Ở
Mai Châu, Hòa Bình trong các bản dân tộc Mường, uống rượu cần gọi
là "vít khòe" (vít cần rượu). Vò rượu ủ chôn dưới đất 100 ngày được
đào lên, cạnh vò là một chậu đồng đựng nước suối
trong vắt. Chủ nhà là người cầm chịch cho một bữa (một đêm) rượu cần, vừa là
người rót rượu, mời rượu vừa là trọng tài trong cuộc rượu (người giữ những vai
trò đó gọi là Piềng), một tay cầm chiếc sừng trâu hoặc sừng dê rỗng thủng đáy
để đong nước vào rượu, tay kia cầm gáo để múc nước từ chậu tiếp vào sừng. Điệu
hát thay lời chúc khách quý đến bản mường mạnh khỏe, hạnh phúc. Vừa hát, vừa
đong nước, tiếp nước vào vò rượu. Tốp khách nào uống không kịp, để rượu trào ra
sẽ bị phạt bằng cách phải uống tiếp mấy "sừng" nữa trong tiếng vui
cười của mọi người.
Cách uống rượu cần của
người Mường khác các dân tộc khác, sử dụng nhiều cần rượu mỗi người một cần để
nhiều người có thể cùng uống. Các cần rượu (cái khòe) làm từ ống trúc rừng nhỏ
tỏa đều, không được bắt chéo lên nhau, mỗi người vít lấy một khòe mà hút rượu,
bao giờ người cầm chịch ra hiệu thôi mới được ngừng, không ai được bỏ nửa chừng
vì sẽ bị phạt.
b.
Cơm lam
Cơm lam là loại cơm đặc
trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Tây Nguyên và một số dân tộc
tại Lào. Người miền Núi có câu: “Ngon nhất cơm, thơm nhất con”. Trong các thứ
cơm, ngon nhất là cơm lam. Cơm lam ngày nay khá phổ biến từ các góc rừng đến
nhiều vùng đất nước. Lam không phải là danh từ mà là một động từ chỉ việc nướng
chín thức ăn trong ống nứa tươi. Vì vậy không chỉ có cơm lam mà còn có thịt
chim lam, cá lam, bầu bí lam….
Cách làm món cơm lam
không phức tạp nhưng cũng khá cầu kỳ. Bước đầu tiên phải chọn ống là là ống nứa
hoặc ống một loại cây họ nhà tre nứa phải là ống có lóng dài, còn tươi ở phần
ngoài và nước ngọt của cây ngấm vào thức ăn. Khi làm cơm phải chọn cây nứa ngô
còn non, chặt lấy một gióng lưng chừng nứa, như thế bao giờ cũng chứa sẵn thứ
nước trong vắt và vô cùng tinh khiết. Gạo nếp làm cơm lam phải chọn loại nếp
trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là “ khảu tan” (nếp tan) rồi ngâm gạo vo sạch rắc ít
muối, trộn đều rồi cho vào ống lam. Khi cho gạo vào ống lam không được nén quá
chặt, không đầy quá mà phải để cách miệng ống lam 4 – 6 cm; sau đó đổ nước cách
miệng ống lam 2 – 4 cm; lấy lá giong hoặc lá chuối làm vừa miệng ống, đậy lên phía
trên gạo rồi lấy 2 thanh nứa hoặc tre mềm cài hình chữ thập để giữ cho gạo
không bị bung ra, khi cơm lam chín, kết dính chặt dẻo. Khi các công đoạn trên
hoàn tất; đặt ống làm vào bếp lửa đang cháy, vừa “lam” vừa xoay, “lam” dần đến
cuối ống, dùng ngón tay ấn thấy mềm ở độ nào đó là cơm chín. Thực tế, theo kinh
nghiệm của người dân tộc thì khi nghe mùi thơm từ ống nứa bay ra là biết cơm
chín hay chưa mà không cần mở nắp. Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài
ống cơm thật khéo léo, dùng tay tước lớp vỏ mỏng để lộ dần một lớp “giấy” trắng
ngà của ống nứa non bọc lấy những hạt cơm thơm dẻo. Khi ăn chú ý nên ăn cả lớp
“giấy” đó.
Muốn để cơm lam được lâu,
dễ vận chuyển, giữ độ dẻo của cơm, người ta chỉ bóc hết lớp vỏ cháy bên ngoài,
khi ăn mới bóc tiếp lớp còn lại, giữ được vị thơm ngon đặc biệt của cơm lam.
Cơm lam sẽ ngon hơn nếu cùng thưởng thức với thịt rừng, nhưng ngon nhất là ăn
với muối vừng (mè).
c.
Cháo chua của người K’ho
Cháo chua là một món lạ
của người K’ho. Món này vừa là thức ăn (cháo), vừa là thức uống giải khát
(rượu). Tương truyền món ăn này là của thần linh chỉ dạy người K’ho cách chế
biến để chống lại thời tiết khắc nghiệt của xứ Cao Nguyên.
Người ta dùng hạt gạo lúa
nương đem nấu cháo, khi cháo chín nhừ cho thêm một chút muối để tạo độ mặn vừa
phải, sau đó bắc khỏi bếp đợi nguội vừa rồi múc cháo đổ vào những trái bầu khô
đã được lấy ruột từ trước, nút lại rồi treo lên vách nứa nhà sàn. Cứ để vậy cho
đến tháng 3 năm sau vào mùa phát nương mỗi người buổi sáng lên rẫy, ngoài bình
nước, mấy con cá khô, vài trái ớt không ai quên quả bầu đựng món cháo chua. Món
này có vị chua xen vị ngọt, có mùi của men rượu. Là thứ nước uống giải được cơn
khát giữa trưa, chống được cảm nắng, tăng sức đề kháng cơ thể. Đây còn là một
món ăn tín ngưỡng dân gian.
d.
Gỏi lá rừng Đất Cấm – Kontum
Gỏi lá hoàn toàn khác với
các món gỏi khác bởi nguyên liệu để tạo nên chúng là tập hợp của 60 loại lá
khác nhau. Trong đó có hơn 15 loại lá chủ lực là những vị thuốc nam như: đinh
lăng, ngũ gia bì, bồ công anh, rau trai, lạc tiên, ngải cứu, mơ lông, cam thảo
đất, dương xỉ, hồng ngọc, tim vi phong, kim cang… Thực phẩm ăn chung với các
loại lá là thịt ba rọi, tôm, cá lóc, cá chép hoặc cá cơm, bột ngũ cốc và thính
da.
Đặc biệt, nước chấm được
nấu cô đặc công phu từ cơm rượu, tôm khô, thịt heo đùi xắt hột lựu, dầu thực
vật và cá nục mỡ xay lấy nước. Sau khi làm cá xong, thái mỏng và ướp với củ
riềng thái nhỏ để cho chín thịt, mất mùi tanh. Khi ăn, người ta thường dùng lá
mơ lông làm lớp bao ngoài cùng và cuốn lại thành hình chiếc phễu. Sau đó ngắt
mỗi thứ lá một ít bỏ vào, cho thêm thực phẩm, rưới nước chấm lên, bỏ muối i-ốt,
ớt kim xanh, tiêu xanh và củ riềng trên cùng trước khi ăn. Khi ăn gỏi lá phải
uống kèm với rượu đinh lăng. Đặc biệt, sau khi ăn xong món này, thực khách được
“tráng miệng” bằng một một tô cháo cá lóc nóng – sản phẩm sau khi lấy hết thịt
làm thực phẩm cho gỏi lá
e.
Phở khô Gia Lai
Phở khô là sự kết hợp của 2 nguyên liệu:
thịt heo và bò trong cùng một món ăn. Phở khô là sự kết hợp của hai nguyên
liệu: thịt heo và bò trong cùng một món ăn.
Để có nước lèo trong,
ngọt, người ta nấu xương heo và bò trong nồi nước giữ lửa liu riu 5-7 giờ để
ninh xương thì nước lèo mới ngọt đậm, và phải canh hớt bọt liên tục. Thịt để
nấu phở khô là thịt bò non hoặc thịt bê. Thịt được thái mỏng, trần thật nhanh
qua nước lèo rồi cho vào chén nước, đây là phần nước dùng của phở. Còn thịt nạc
heo băm nhuyễn được cho vào tô trên mặt bánh phở đã trần cùng với hành phi. Rau
ăn chung với phở khô là xà lách, cần và rau quế.
Tô phở khô được dọn lên,
ngoài chén nước dùng, các loại rau, còn một gia vị không thể thiếu là tương xay
và sa tế. Tương có vị vừa mặn nhưng vẫn có chút ngòn ngọt của đậu được lên men.
Cho tương vào tô, trộn đều với bánh phở, thêm tí sa tế để thêm vị thơm, cay. Vị
ngọt miếng thịt bò non mềm cùng vị ngọt của nước dùng cứ hòa lẫn, càng làm món
ăn trở nên hoàn thiện. Hương vị phở khô khác hẳn với phở xào, áp chảo, còn nước
dùng khác với món phở Bắc truyền thống.
Bánh phở Gia Lai có màu
trắng gạo, mảnh và dai hơn cọng hủ tiếu một chút. Khi đem ra cho khách, bánh
phở sẽ được trụng riêng trong một tô, thêm chút thịt bằm đã được xào qua, chút
giá trụng sơ và hành phi vàng ruộm rắc trên bề mặt.
Trước khi ăn bạn phải
trộn đều bánh phở với tương (làm từ đậu nành), chút ớt sa tế, nước tương (nếu
bạn thích ăn mặn), vắt một lát chanh và vài lát ớt xắt đỏ đỏ.Cho một ít xì dầu
vào tô phở khô, thêm tương đen, ớt, rau, trộn đều rồi ăn kèm thịt bò trong tô
nước chấm qua tương đen, thi thoảng húp tí nước vừa ngọt ngào, vừa nóng, vừa
thơm. Cùngvới nước dùng, bạn có thể chọn bò viên, bò tái hay bò gân... tùy sở
thích. Nước xúp của phở khô Gia Lai không quá đậm đà cũng không nhạt mà rất vừa
miệng.
Bạn nhớ đừng đổ cả tô
nước vào bánh phở nhé! Vì như vậy món ăn sẽ không ngon, bánh hơi khô mà nước
thì không đủ dùng. Hãy ăn một chút bánh phở, húp một chút xúp rồi gắp miếng
thịt bò chấm tương, thêm vài cọng xà lách, húng quế, cứ như vậy từng mùi vị món
ăn sẽ lần lượt đi qua vị giác của bạn thật chậm và lưu lại thật lâu.
f.
Ẩm thực của người Tây Nguyên ngày lễ tết:
Tây Nguyên là nơi sinh sống của hàng
chục dân tộc anh em, đông nhất là các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ê-đê, M’Nông,
Xơ-đăng, H’rê... Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng và hàng năm đều
có tổ chức những ngày lễ Tết cho buôn làng sau khi gặt hái đã hoàn tất. Những
ngày lễ Bỏ Mả, lễ Đâm trâu xây cột, Tết Cơm mới, Tết Giọt nước, Tết Lửa... diễn
ra rộn rịp suốt mùa hanh khô. Đây là mùa lễ Tết ở Tây Nguyên.
Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc
Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướng cho đến rượu cần. Còn cách ăn uống
và nấu nướng thế nào, thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương.
Ngày thường, đồng bào Tây Nguyên ăn
cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng, mộc nhĩ, các loại củ, măng le.
Thỉnh thoảng mới kiếm được con cá dưới sông, con thú từ trong rừng để cải thiện
thêm bữa ăn. Còn các loại gia súc, gia cầm nhà nào cũng có, họ nuôi bằng cách
thả rong vào rừng, ra bờ sông, bờ suối, và chỉ làm thịt để dùng vào việc cúng
tế thần linh hay để thiết đãi khách quí đến thăm làng.
Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được
thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách thức của tổ tiên: Cơm Lam.
Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các
món ăn ngày Tết. Người Tây Nguyên làm lông con vật bằng cách thui đốt. Họ không
chế biến được các món ăn đặc biệt như ở miền xuôi. Đáng chú ý là món nướng và
làm món như tiết canh, nem sống ở dạng thô sơ. Những món ăn này dùng để khoản
đãi hay để dâng cúng thần linh.
Ngoài ra, họ còn dùng phèo lấy từ
ruột con vật bốn chân để chế biến món ăn là một đặc điểm trong cách thức ngả
món của đồng bào Gia Rai, Ba Na. Kỹ thuật băm sống và trộn bóp đóng vai trò
quan trọng tạo ra nhiều món từ thịt trâu bò, dê, nguồn thịt chính trong lễ hiến
tế thần linh. Có món thịt bóp với phèo. Có món thịt băm nhỏ trộn với muối đựng
trong ống tre. Có món thịt trộn với phèo rồi gói lá. Có món thịt trộn với tiết,
phèo và muối ớt để trên lá. Có món thịt, ruột non, gan, ruột già hỗn hợp đựng
trong ống tre. Lại có món thịt băm, tiết, phèo, muối ớt trộn nhuyễn. Da bóp với
phèo cũng thành một món. Món thường gặp là gan và lá sách thái miếng xiên xen
kẽ vào que tre để nướng.
Trong các món ăn kể trên họ đều dùng
thịt sống, tuy không được nấu nướng nhưng có thể phèo là nguyên liệu có tác
dụng làm tái các loại thịt tươi, giống như thính gạo trong món nem của người
Kinh. Hơn nữa, tất cả những món sống ấy bao giờ cũng làm thành món đưa cay.
Rượu cần là đồ uống không thể thiếu được trong các ngày lễ Tết. Thức nhắm, thậm
chí được đặt gần bên các ghè rượu, có lót lá chuối đặt vào chiếc rá (rổ) để
thực khách vừa nhâm nhi thưởng thức vừa chuyện trò, thỉnh thoảng đưa tay bốc
một nhúm thức ăn đưa lên miệng...
Cùng với món sống, họ cũng làm các
món nấu chín theo tập tục lâu đời. Trong các món này, thịt bao giờ cũng được
nấu chung với bột gạo và rau đã giã nhỏ tạo thành món sền sệt đặc như cháo có
thể bốc ăn được.
Món thịt nướng cũng là món thông dụng
và được ưa thích. Có loại đem gói kín trong lá tươi rồi vùi vào than hay tro
nóng. Có loại thì xâu thành từng xâu hơ trên than củi đang cháy.
Trong không khí cộng đồng ngày lễ
Tết, việc ăn uống diễn ra với nhiều ý nghĩa, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu no
bụng, ngon miệng mà còn đáp ứng nhu cầu về tình nghĩa chòm xóm láng giềng trong
buôn làng, quan hệ giữa con người với nhau.
Vượt lên trên thực đơn vừa kể, món ăn
trong ngày lễ Tết không tách khỏi phần tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, kết nối
giữa người sống kẻ chết, giữa con người với thần linh. Chính vì vậy mà các món
ăn thức uống vào ngày lễ Tết của họ mang ý nghĩa thiêng liêng và hết sức trang
trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét